Mẹ sau khi sinh ăn được cá gì? Khi nào thì có thể ăn? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ thắc mắc, đặc biệt là những người thích ăn cá. Tuy nhiên, vì quan niệm kiêng đồ tanh nên chị em thường bỏ qua, không dám đả động đến loại thực phẩm này. Vậy thực hư thông tin này là như thế nào? Mẹ sau sinh có thể ăn cá không?
Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
Chị H (27 tuổi, Nam Định) cho biết: Mình trước giờ vốn rất thích ăn cá, nấu canh chua hay rán, kho…. đều ngon. Lúc bầu bí còn được mẹ chồng thường xuyên nấu cháo cá chép cho ăn. Vậy mà từ lúc sinh con xong, bà bắt mình kiêng không được động đến cá dưới mọi hình thức, mặc dù rất thèm.
Mình không biết cái này là kinh nghiệm từ xưa hay như nào, nhưng mình vẫn ấm ức lắm. Tại sao phụ nữ sau khi sinh lại không được ăn cá? Nếu phải kiêng thì kiêng đến bao giờ? Suốt ngày chỉ thịt, trứng với móng giò, mình sắp ngán đến tận cổ rồi.
Trường hợp của chị H chỉ là một trong số rất nhiều bà mẹ sau khi sinh vì quan niệm kiêng đồ tanh đã có từ xưa. Theo đó, sản phụ cần kiêng ít nhất trong 3 tháng vì lúc này hệ tiêu hóa còn yếu, ăn đồ tanh hay các loại thực phẩm như: tôm, cá… dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, chúng tôi xin khẳng định lại rằng quan niệm kiêng đồ tanh là không đúng hoàn toàn. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng, bà mẹ sau khi sinh phải kiêng đồ tanh hay kiêng ăn cá. Ngược lại, cá rất giàu dinh dưỡng: omega 3, protein, vitamin A, D…
Đặc biệt, omega 3 (DHA) có trong cá rất tốt cho sự phát triển trí não và mắt của bé, đồng thời giúp mẹ giảm bớt lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi sau sinh. Vì vây, các mẹ đừng bỏ qua loại thực phẩm này nhé!
Không phải kiêng ăn cá, vậy mẹ sau khi sinh ăn được cá gì? Một số loại vừa giàu dinh dưỡng, bổ cho mẹ, tốt cho bé không thể bỏ qua như:
Mẹ sau khi sinh ăn được cá chép lợi sữa
Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phòng ngừa băng huyết sau khi sinh.
Ngoài ra, cá chép chứa nhiều protid, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài và phục hồi chức năng, kích thước của tử cung về trạng thái ban đầu. Những bà mẹ bị mất sữa, ít sữa cũng nên ăn cá chép vì đây là loại thực phẩm lợi sữa, kích thích tiết sữa. Sản phụ có thể chế biến thành các món như: cháo cá chép, canh cá chép…
Cá hồi tốt cho sự phát triển trí não của bé
Cá hồi chứa hàm lượng lớn omega 3 (DHA) tốt cho sự phát triển trí não của bé, giúp bé thông minh, lanh lợi hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA trong cá hồi còn giúp giảm bớt đi cảm giác lo lắng và phiền muộn sau sinh, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm sau sinh.
Mẹ sau khi sinh nên ăn cá hồi với lượng vừa phải và chế biến thành nhiều món khác nhau như: cháo cá hồi, canh cá hồi, cá hồi viên rán…
Mẹ sau khi sinh nên ăn cá trê bổ huyết, lợi sữa
Theo Đông y, cá trê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu… Ngoài ra, cá trê cũng rất giàu dinh dưỡng, cung cấp vitamin, protein và nhiều khoáng chất.
Bà mẹ sau khi sinh nên ăn cá trê để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lợi sữa cho bé, đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng suy giảm ham muốn sau sinh. Cá trê có thể nấu canh hoặc hầm cùng với các loại gia vị khác như: gừng, trứng gà (giúp lợi sữa), ngải cứu, hồng hoa, bột đậu đen, trần bì (giúp dưỡng huyết, điều kinh).
Ngoài ra, sau khi sinh mẹ có thể ăn được 1 số loại cá khác cũng lành tính, tốt cho sức khỏe như: cá diếc, cá trắm cỏ, cá bống, cá quả…
Mẹ sau khi sinh không cần phải kiêng ăn cá. Tuy nhiên, cũng không nên ăn sớm quá, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ vì chất tanh sẽ không tốt cho quá trình đông máu, phục hồi vết thương. Tốt nhất, các mẹ nên đợi sau 1 tuần thì có thể ăn. Ngoài ra, sản phụ cần lưu ý:
– 1 số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho hệ thần kinh của bé, do đó, các mẹ cần tránh tuyệt đối những loại cá biển, cá thu, cá mập, cá kiếm, cá ngừ đại dương…
– Sau khi sinh ăn được cá nhưng không nên ăn quá nhiều vì hệ tiêu hóa của mẹ lúc này còn yếu, không nên ăn nhiều đồ tanh, dễ gây lạnh bụng. Tuần chỉ nên ăn 2 – 3 bữa.
– Tất cả các loại cá cần được chế biến cẩn thận, nấu chín kỹ để đảm bảo yếu tố vệ sinh, an toàn thực phẩm.
– Không nên ăn cá đã để qua đêm. Tốt nhất, nên ăn trong ngày.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi phụ nữ sau khi sinh ăn được cá gì và những lưu ý khi ăn. Chúng tôi xin nhắc lại là sản phụ hoàn toàn có thể ăn cá nhưng cần chú ý liều lượng và ăn những loại cá lành tính, không chứa thủy ngân, gây hại cho sức khỏe.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì và muốn tìm hiểu thêm cách gọi sữa về sau sinh mổ và sinh thường hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.