Mệt mỏi sau khi sinh là tình trạng chung của hầu hết các bà mẹ. Tuy nhiên, có người vẫn vui vẻ vượt qua, có người mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần suy sụp, thậm chí stress đến trầm cảm. Vậy nguyên nhân do đâu và phải làm sao xóa tan mệt mỏi, phục hồi sức khỏe sau sinh?
Nội dung bài viết
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bị mệt mỏi sau khi sinh. Dựa vào đó, chúng ta dễ dàng tìm ra cách khắc phục nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Sau khi sinh, nội tiết tố trong cơ thể vẫn chưa hồi phục trở lại. Cụ thể là sự suy giảm của các hormone như estrogen khiến cơ thể gặp hàng loạt rắc rối: da nhăn nheo, nổi mụn, rụng tóc, âm đạo khô hạn, suy giảm ham muốn tình dục, đời sống vợ chồng không như ý…. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tinh thần, khiến các mẹ cảm thấy bức bối, khó chịu, mệt mỏi sau khi sinh.
Giải pháp: Cân bằng nội tiết tố là một trong những cách giảm mệt mỏi sau khi sinh hiệu quả nhất. Bên cạnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, các mẹ được khuyên nên sử dụng viên uống SLady cân bằng nội tiết tố từ thảo dược tự nhiên, an toàn với mẹ đang cho con bú.
SLady hoạt động theo cơ chế kích thích sản sinh estrogen nội sinh để cân bằng với lượng sẵn có trong cơ thể. Các mẹ sẽ không phải lo lắng hậu quả do dư thừa hoặc no ảo hormone như khi sử dụng các sản phẩm khác.
Nội tiết tố được cân bằng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm stress, giúp mẹ ngủ ngon và sâu giấc hơn, giảm cảm giác mệt mỏi sau khi sinh. Đặc biệt, chuyện chăn gối cũng được cải thiện đáng kể, “cô bé” ướt át khiến cuộc “yêu” trọn vẹn hơn.
Một số bà mẹ không thể ăn nhiều hoặc cố tình ăn kiêng khem vì nóng lòng muốn giảm cân lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phản khoa học, việc không nạp đủ dinh dưỡng càng khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi sau khi sinh. Đồng thời, hại lây sang cả em bé vì không đủ số lượng cũng như chất lượng sữa. Con dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Giải pháp: Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất từ thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả… để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Hạn chế đồ ăn sẵn, các thực phẩm cay nóng.
Những mẹ muốn giảm cân cũng không được quá nóng vội. Nếu không thể chờ cho tới khi con cai sữa, sức khỏe phục hồi lại bình thường thì tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc giảm cân theo chế độ khoa học, vẫn đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và con.
Thức khuya vốn dĩ đã khiến cơ thể mệt mỏi vì không được nghỉ ngơi. Thêm vào đó, mẹ còn phải vật lộn để chăm sóc con, thay bỉm, pha sữa, cho con bú. Chưa kể con quấy khóc, ốm đau, sốt… người mẹ có khi chỉ ngủ được vài tiếng, thậm chí thức trắng. Tình trạng này kéo dài lâu ngày khiến mẹ mệt mỏi sau khi sinh, thậm chí kiệt sức.
Giải pháp: Bên cạnh việc chăm sóc con, mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Nên tranh thủ ngủ lúc bé đang ngủ. Đồng thời, rèn cho bé thói quen ăn ngủ đúng giấc để không thức đêm nhiều.
Chia sẻ công việc với chồng, người thân để được giúp đỡ cũng là cách giảm mệt mỏi sau khi sinh. Không nên ôm hết việc vào người hay âm thầm chịu đựng. Con sinh ra không phải của một mình người mẹ, nên cần có trách nhiệm, sự chăm sóc, chia sẻ của cả bố nữa.
Vốn tưởng sinh con xong mọi việc sẽ tốt đẹp, không còn gì phải nghĩ nhưng thời gian đầu, có thể do chưa quen với thiên chức làm mẹ, chị em sẽ gặp phải không ít khó khăn. Hơn nữa, cơ thể thay đổi, trở nên lôi thôi, xấu xí, sập sệ… chị em tự ti về bản thân, không dám gần gũi chồng. Từ đó, dẫn đến áp lực, tự cảm thấy chán ghét bản thân, thậm chí trầm cảm.
Giải pháp: Những thay đổi của cơ thể sau khi sinh như: bụng mỡ, rạn, ngực chảy xệ… là điều khó tránh khỏi. Chị em nên có suy nghĩ tích cực, cảm thấy vui, hạnh phúc vì được thực hiện thiên chức làm mẹ, sự hy sinh của bản thân được đền đáp xứng đáng khi có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ. Hơn nữa, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục dần.
Để tránh mệt mỏi sau khi sinh, những áp lực về tinh thần, các mẹ cũng nên thẳng thắn chia sẻ với chồng để được động viên, quan tâm, giúp đỡ, cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn này.
Mẹ bị mệt mỏi sau khi sinh cũng có thể do bị mắc bệnh lý nào đó, có thể là bệnh phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín, các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung, hoặc mắc bệnh hậu sản… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, khiến mẹ không thể tập trung cho cuộc sống, việc chăm sóc con hàng ngày.
Giải pháp: Nếu tình trạng mệt mỏi sau khi sinh kéo dài quá lâu ngày, tìm đủ cách không thể cải thiện, thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn: cơ thể suy nhược, gầy gò, xanh xao, cân nặng sụt không kiểm soát thì mẹ nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp mẹ hiểu được rằng hiện tượng mệt mỏi sau khi sinh là hết sức bình thường và hoàn toàn có cách khắc phục. Hãy làm theo hướng dẫn chúng tôi nói bên trên để xóa tan mệt mỏi và thực hiện thiên chức làm mẹ 1 cách tốt nhất nhé!
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.