Giải đáp: Mẹ đang cho con bú mà có thai thì có bị mất sữa không?
Bác sĩ ơi đang cho con bú mà có thai thì có bị mất sữa không? Tít nhà cháu mới được 8 tháng, vẫn đang bú mẹ nhưng do vợ chồng quan hệ không sử dụng biện pháp nên cháu lại “dính” bầu tiếp rồi. Thôi thì trót lỡ cũng đành mang nhưng cháu thật sự lo lắng, nhỡ có thai làm mất sữa thì sao? Cháu nên làm gì ạ?
Trả lời
Chào bạn Phương! Câu hỏi của bạn cũng là lo lắng của rất nhiều bà mẹ: đang cho con bú mà có thai thì có bị mất sữa không? Mẹ có thể cùng lúc thực hiện song song 2 nhiệm vụ: nuôi dưỡng thai nhi và nuôi em bé không?
Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Đang cho con bú mà có thai thì có bị mất sữa không?
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng cho con bú khi mang thai sẽ gây mất sữa. Hầu hết các bà mẹ sẽ gặp phải những khó khăn như: cơ thể mệt mỏi hơn, nôn mửa, chán ăn. Còn đối với em bé, có thể lười bú hơn do sữa mẹ bị thay đổi, bớt thơm ngon hơn và có mùi khác lạ (gần 75% phụ nữ khi mang bầu có núm vú chua).
Ngoài ra, việc mang thai khi cho con bú có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi do những cơn co bóp của tử cung khi mẹ cho con bú. Tuy không tác động quá lớn nhưng những bà mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì cần đặc biệt lưu ý. Tốt nhất, nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Tóm lại, việc đang cho con bú mà có thai sẽ gây 1 số ảnh hưởng nhất định tới cả mẹ và em bé cũng như thai nhi trong bụng chứ không gây mất sữa. Có chăng chỉ làm mùi vị sữa thay đổi nhưng không quá lớn. Em bé sẽ phải tập làm quen với điều này.
Vì vậy, với câu hỏi đang cho con bú mà có thai thì có bị mất sữa không? Câu trả lời là KHÔNG. Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé.

Lời khuyên từ chuyên gia nếu đang cho con bú mà có thai
Nếu phát hiện mình có thai khi đang cho con bú, các mẹ trước hết cần bình tĩnh. Đây là vấn đề hết sức bình thường, rất nhiều bà mẹ vẫn có thể cùng lúc thực hiện tốt 2 nhiệm vụ: nuôi dưỡng thai nhi và nuôi em bé. Thay vì hoang mang, lo lắng, thậm chí nhiều người còn đi phá bỏ vì nghĩ đây là điều không thể, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn.
– Trường hợp, sức khỏe của mẹ yếu hoặc từng có tiền sử sảy thai, sinh non.. bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo nhất định mẹ cần tuân thủ và đi khám thường xuyên để theo dõi.
– Trường hợp sức khỏe của mẹ hoàn toàn bình thường thì việc đang cho con bú có thai cũng không có gì đáng ngại. Không nên vội vàng cai sữa vì nếu cai quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé, không được hấp thu dinh dưỡng quý báu nhất từ sữa mẹ, làm giảm sức đề kháng.
Thay vào đó, hãy tiếp tục cho con bú vì thực chất, đến tháng thứ 5, 6 của thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nguồn sữa non rất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, em bé bú mẹ có thể hấp thu trọn vẹn nguồn sữa non quý báu này. Chỉ đến những tháng cuối của của thai kỳ thì cần cai sữa để tránh những cơn co bóp tử cung có thể khiến mẹ bị sinh non.

Ngoài ra, các mẹ cần chú ý:
– Đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý hàng ngày. Bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất từ: thịt, cá, trứng sữa, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước… vì dinh dưỡng đưa vào cơ thể lúc này là để đáp ứng cho 3 người: cả mẹ, thai nhi trong bụng và em bé đang bú.
– Đang cho con bú có thai có thể sẽ khiến mẹ gặp nhiều khó khăn nhưng hãy tin rằng, mình hoàn toàn có thể làm được. Hãy thư giãn, thoải mái tinh thần, suy nghĩ tích cực, lạc quan và chia sẻ với người chồng để tâm lý lúc nào cũng thoải mái, mạnh mẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Lưu ý:
Nếu có bị mất sữa khi mang thai, mẹ đừng vội đổ lỗi cho thai nhi trong bụng. Hãy xem lại chế độ dinh dưỡng của mình, ăn phải những thực phẩm gây mất sữa như: lá lốt, bắp cải, măng tươi, măng khô, mướp đắng… Hoặc suy nghĩ nhiều, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên… cũng có thể gây mất sữa.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Phương giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi đang cho con bú mà có thai thì có bị mất sữa không? Chúng tôi xin nhắc lại là KHÔNG. Bạn có thể yên tâm, đồng thời vẫn nên đi khám bác sĩ để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như theo dõi để đảm bảo thai nhi cũng như em bé được phát triển tốt nhất nhé!
Nguồn: SLady.com.vn
Được đóng lại.