Hệ sinh dục nữ không chỉ là mối quan tâm, tò mò của cánh mày râu mà chính phụ nữ cũng cần hiểu rõ để có hướng xử lý khi có những thay đổi về sinh lý trong cơ thể. Vậy hệ sinh dục nữ là gì? Nó bao gồm những gì và bạn cần phải biết những gì? Hãy cùng SLady tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung bài viết
Sinh lý là hoạt động, tính chất hoặc cũng có thể hiểu là chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật. Còn sinh dục là khái niệm chỉ về những cơ quan thực hiện chức năng sinh sản.
Tóm lại, sinh lý hệ sinh dục nữ có nghĩa là chức năng, tính chất hoạt động của cơ quan sinh dục.
Buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn và tuyến vú là những bộ phận chính của hệ sinh dục nữ. Trong đó, tuyến vú mặc dù không nằm ở “vùng cấm” nhưng vẫn được xếp vào hệ sinh dục vì liên quan đến chức năng sinh sản.
Buồng trứng của một bé gái bắt đầu hình thành từ giai đoạn thai nhi, cụ thể là ở tuần thứ 7 của thai kỳ. Đến tháng thứ 5, buồng trứng của thai nhi có khoảng 6 đến 7 triệu noãn nguyên bào. Thế nhưng đến khi chào đời, mỗi em bé chỉ còn khoảng 2 triệu nang trứng cấp 4. Con số này tiếp tục giảm xuống 400.000 nang trứng ở tuổi dậy thì.
– Một người phụ nữ bình thường sẽ có 2 buồng trứng nằm ngay phía trước khoang chậu và hai bên tử cung. Các dây chằng đóng vai trò giữ cho buồng trứng luôn nằm ở vị trí cố định.
– Buồng trứng được cấu tạo bởi nhiều lớp xếp chồng khít lên nhau: Lớp biểu mô mầm ở ngoài cùng > lớp trung biểu mô > lớp vỏ trắng chứa các nang trứng > vùng đệm chứa vỏ và tủy.
Chức năng của buồng trứng chính là một trong những đặc trưng của sinh lý hệ sinh dục nữ mà chúng ta không thể bỏ qua.
– Tiết hormone: Buồng trứng là một tuyến nội tiết đóng vai trò tiết ra phần lớn hormone estrogen và progesteron.
Estrogen chính là yếu tố quyết định đến mọi đặc điểm của người phụ nữ. Progesterone cùng với estrogen điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Trong giai đoạn thai kỳ, progesterone được tiết ra nhiều hơn để bảo vệ thai nhi.
– Sinh trứng và rụng trứng: Mặc dù mỗi phụ nữ có đến 400.000 trứng ở tuổi dậy thì nhưng trong suốt cuộc đời họ, chỉ có khoảng 400 trứng chín và rụng, số còn lại sẽ bị thoái biến.
Mỗi tháng, cơ thể người phụ nữ có khoảng 1000 trứng phát triển, trong đó chỉ có 1 nang trứng chín và rụng. Một số trường hợp đặc biệt có thể có nhiều nang trứng rụng cùng một lúc.
Trứng sau khi rụng để lại thể vàng. Thể vàng sẽ tiết ra progesterone, estrogen, relaxin và inhibin. Trong đó relaxin làm giãn khớp mu và khớp trong khung chậu, hỗ trợ sự phát triển tuyến vú và tạo điều kiện thuận lợi cho trứng làm tổ. Trong quá trình sinh nở, relaxin được tiết ra nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở.
Còn hormone inhibin sẽ cùng với estrogen để làm thoái hóa các nang trứng kém phát triển.
Vòi trứng (hay vòi tử cung) chính là cầu nối giữa buồng trứng và tử cung. Vì thế khi nhắc đến sinh lý hệ sinh dục nữ, chúng ta không nhắc tới bộ phận quan trọng này.
– Tương tự như buồng trứng, mỗi người phụ nữ cũng có 2 vòi trứng nằm ở hai bên tử cung. Một đầu vòi trứng bám vào buồng trứng, đầu còn lại tiếp giáp với tử cung.
– Vòi trứng có dạng hình ống dài khoảng 10 cm, được chia thành 4 đoạn là phần tử cung nằm trong thành tử cung > eo vòi > bóng vòi > phễu vòi. Trong đó bóng vòi là phần dài nhất, chiếm khoảng ⅔ chiều dài của vòi trứng.
– Cấu tạo vòi trứng gồm 3 lớp: Lớp thanh mao mạch ngoài cùng > lớp cơ trơn gồm lớp trong và lớp ngoài > lớp tế bào biểu mô trụ và các tế bào bài tiết ở trong cùng.
– Đón trứng rụng từ buồng trứng: Phễu vòi trứng bám vào buồng trứng. Vì vậy khi có trứng rụng, cái phễu này sẽ hứng lấy và đưa vào vòi trứng.
– Cung cấp dinh dưỡng cho trứng: Lớp trong cùng của vòi trứng là nơi cung cấp dinh dưỡng cho trứng trong vòng 12 – 24 giờ sau khi rụng.
– Là nơi để trứng thụ tinh: Bóng vòi chính là nơi xảy ra sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Trứng sau khi thụ tinh tạo thành hợp tử và sẽ vẫn trú ngụ ở đây khoảng 7 ngày trước khi chuyển vào tử cung.
Tử cung cũng là bộ phận quan trọng trong sinh lý hệ sinh dục nữ. Bởi tử cung là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ môi trường nên rất dễ mắc bệnh nếu người phụ nữ không biết vệ sinh đúng cách.
– Tử cung dài khoảng 7 cm, rộng 5 cm và dày 2,5 cm ở những người phụ nữ bình thường. Tử cung sẽ giãn rộng trong thời gian mang thai và teo nhỏ lại khi người phụ nữ gần đến tuổi mãn kinh.
– Tử cung được chia thành 3 phần chính là cổ tử cung tiếp giáp với âm đạo > eo tử cung > thân tử cung.
– Cấu tạo của tử cung gồm 3 lớp: Lớp thanh mạc ngoài cùng > lớp cơ > lớp nội mạc ở trong cùng.
– Tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt: Khi trứng rụng, các niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, các lớp niêm mạc này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt.
– Tạo điều kiện cho sự thụ tinh: Trong thời gian trứng rụng, dịch nhầy cổ tử cung sẽ loãng và có tính kiềm hơn để cung cấp năng lượng và tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển đến gặp trứng.
– Là nơi làm tổ của trứng và thai nhi sau khi thụ tinh: Trứng sau khi thụ tinh chỉ ở trong vòi trứng khoảng 7 ngày, sau đó sẽ di chuyển xuống tử cung để làm tổ trên lớp niêm mạc mà tử cung đã chuẩn bị sẵn.
Vì vậy, mọi vấn đề rắc rối liên quan đến tử cung đều sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý hệ sinh dục nữ, đôi khi là dẫn đến vô sinh.
Âm đạo của cơ thể người phụ nữ có cấu tạo khá đơn giản nhưng lại có khả năng co giãn rất lớn. Chính đặc trưng này là yếu tố giúp âm đạo dễ dàng thực hiện các chức năng của nó khi giao hợp và sinh sản.
– Âm đạo có dạng hình ống, dài khoảng 8 – 10 cm và tạo với cổ tử cung một góc 90 độ. Đầu còn lại của âm đạo giáp với màng trinh.
– Âm đạo gồm có 2 thành trước và sau, 2 bờ phải và trái.
– Cấu tạo của âm đạo gồm 2 lớp: Lớp cơn trơn chạy vòng bên ngoài và lớp cơ trơn chạy dọc ở phía sau.
– Là nơi diễn ra quan hệ tình dục: Đối với quan hệ có thâm nhập, âm đạo sẽ là nơi tiếp nhận dương vật và tinh dịch. Tại âm đạo có một điểm đặc biệt được gọi là điểm “G”. Nó có thể tạo ra khoái cảm và đưa người phụ nữ lên tới đỉnh nếu được kích thích.
– Tạo điều kiện cho sự thụ tinh: Trong giai đoạn hưng phấn, âm đạo tiết ra nhiều dịch nhày, vừa để giúp “cậu bé” xâm nhập dễ hơn, vừa tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển nhanh chóng vào cổ tử cung và gặp trứng ở vòi trứng.
Trong sinh lý hệ sinh dục nữ, có thể âm hộ là cơ quan mà người phụ nữ nắm rõ nhất vì chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường. Thế nhưng khi nói về cấu tạo cụ thể hay chức năng của âm hộ, đa số vẫn còn rất mơ hồ.
– Cấu tạo của âm hộ khá phức tạp, gồm mu, môi lớn, môi bé, âm vật và tiền đình. Đặc trưng của âm hộ chính là sự mỏng manh và rất dễ bị tổn thương.
– Trên gò mu của âm hộ thường được bao phủ bởi một lớp lông, gọi là lông mu. Lớp lông này nhìn có vẻ mất thẩm mỹ, nhưng nó lại có chức năng bảo vệ âm hộ khỏi những va chạm, ma sát với quần áo, ngăn chặn mồ hôi và các loại vi khuẩn tấn công vùng kín.
– Âm vật của âm hộ có vai trò rất quan trọng trong sinh lý hệ sinh dục nữ, cụ thể là tạo ra khoái cảm cho người phụ nữ. Âm vật khi được kích thích sẽ có khả năng cương cứng, tương tự như dương vật ở nam.
– Tiền đình là phần giữa hai môi bé, phía trước là hãm âm vật, phía sau là hãm môi âm hộ. Bên trong tiền đình là màng trinh và âm đạo. Tại tiền đình thường có 6 lỗ là niệu đạo, âm đạo, 2 ống dẫn của tuyến cạnh niệu quản lớn của các tuyến Skene và 2 ống tuyến Bartholin.
Trong đó, lỗ niệu đạo được nối từ bàng quang, giúp cơ thể người phụ nữ có thể thực hiện chức năng tiểu tiện. 2 ống tuyến Bartholin có vai trò tiết chất nhờn để duy trì độ ẩm của vùng kín. Khi âm vật được kích thích, tuyến Bartholin sẽ tiết ra nhiều chất nhờn hơn để tạo điều kiện cho sự giao hợp.
– Các bộ phận còn lại hầu hết đều chỉ mang tính thẩm mỹ mà không có vai trò gì đặc biệt.
Tầng sinh môn cũng có vai trò rất quan trọng với sinh lý hệ sinh dục nữ, đặc biệt là trong quá trình sinh sản. Ngày nay, bác sĩ thường rạch tầng sinh môn để giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, đồng thời tránh nguy cơ rách tầng sinh môn không mong muốn.
– Tầng sinh môn là một phần mô tế bào dài khoàng 3 – 5 cm, nằm giữa âm đạo và hậu môn.
– Cấu tạo tầng sinh môn gồm 3 tầng: Tầng sâu, tầng giữa và tầng sâu.
– Bảo vệ và nâng đỡ tử cung, âm đạo, bàng quang, trực tràng.
– Là nơi tiếp nhận “cậu bé” và tinh trùng khi giao hợp.
– Tầng sinh môn có khả năng đàn hồi rất tốt. Khi chuyển dạ, tầng sinh môn sẽ co giãn hết mức để em bé có thể chào đời. Trong trường hợp em bé quá lớn hoặc tầng sinh môn của người mẹ quá vững chắc do sinh con so, bác sĩ sẽ phải thực hiện một thủ thuật nhỏ để cắt tầng sinh môn.
Tuyến vú nằm bên trong bầu ngực, bản chất là các tuyến mồ hôi đã được biến đổi.
– Ở phụ nữ đã trưởng thành, vú nằm ở giữa xương sườn 2 – 6 theo trục dọc, giữa bờ xương ức và đường nách giữa theo trục ngang. Mỗi vú có một đầu nhú nhiễm sắc tố nhô ra, đó chính là núm vú.
– Cấu trúc của vú gồm có 3 phần: Lớp da ngoài cùng > lớp mô dưới da > mô vú chứa các mô tuyến vào mô đệm.
Mô tuyến vú được chia thành các thùy, dưới thùy là các tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy lại gồm nhiều nang sữa (tuyến tiết sữa).
Ở mỗi bên vú có nhiều ống dẫn sữa và đều đổ ra ở đầu vú. Kích thước của bầu vú phụ thuộc vào số mô mỡ dưới da. Số mô mỡ này bắt đầu tăng lên khi bạn gái bước vào tuổi dậy thì.
Các phần của vú được gắn kết chặt chẽ với nhau bởi mô liên kết.
– Tiết sữa: Tuyến vú bắt đầu tiết sữa ở quý thứ 2 của thai kỳ. Sữa tiết ra từ các tiểu thùy > thùy > xoang chứa sữa > ống dẫn sữa rồi đổ ra ở núm vú. Sau khi sinh con, tuyến vú cần hoạt động tích cực để người mẹ có đủ sữa cho con bú.
Sinh lý hệ sinh dục nữ là một bộ máy phức tạp và hoàn hảo nhưng chỉ hoạt động tốt nhất trong vài năm thanh xuân ngắn ngủi của người phụ nữ. Sau đó theo thời gian, mọi thứ dần thoái hóa, tạo điều kiện cho sự khởi đầu của giai đoạn tiếp theo, đó chính là tiền mãn kinh và mãn kinh.
Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần nội dung này tại bài viết “Tiền mãn kinh là gì? Có phải là bệnh không?“
Mong rằng chúng tôi đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thực sự hữu ích. Đừng quên chia sẻ nếu bạn cũng muốn người khác được biết nhé!
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.