Khi có kinh nguyệt tập yoga: NÊN hay KHÔNG?
Kinh nguyệt tập yoga vẫn đang là vấn đề tranh cãi của nhiều chị em. Những ngày này cơ thể rất nhạy cảm nên việc vận động như vậy có thật sự tốt không? Vậy kinh nguyệt có nên tập yoga không? Nếu không thì tại sao và nếu có thì tập yoga như thế nào là tốt nhất? Chị em cùng theo dõi bài viết sau của SLady để có cho mình câu trả lời nhé!
Nội dung chính trong bài
Những ngày xuất hiện kinh nguyệt có nên tập yoga không?
Những ngày “đèn đỏ” hầu như chị em đều có thể cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể của mình. Những thay đổi đó là do hormone gây ra, nó làm cho cơ thể nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt, hay mệt mỏi ngoài ra còn các dấu hiệu như nổi mụn trứng cá, đau bụng, mỏi lưng,… Vậy trong những ngày xuất hiện kinh nguyệt có nên tập yoga không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc phụ nữ mệt mỏi, hay cáu gắt trong ngày kinh nguyệt khó tránh khỏi. Trong những ngày này chị em cũng không nên hoạt động, làm việc nặng nhọc nhưng việc tập thể dục đúng cách, đặc biệt là yoga sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm đau bụng hơn,..
Tiến sĩ Stacy Sims – nhà sinh lý học của Mỹ chỉ ra rằng, khi tập yoga cơ thể sẽ bị mất nước do đổ mồ hôi, điều này giúp phụ nữ giảm cơn đau bụng hiệu quả, ngoài ra còn giải phóng hormone endorphin – giúp giảm đau hiệu quả. Sau khi tập yoga cơ thể khỏe khoắn hơn, tâm tịnh hơn, thoải mái và yêu đời hơn.

Quan trọng hơn, việc nên hay không nên tập yoga trong ngày “đèn đỏ” các chị em còn cần phải lắng nghe cơ thể mình để biết có thể hay không, thời gian nào thích hợp cho việc tập luyện,… Như vậy yoga mới phát huy tác dụng của nó trong ngày kinh nguyệt hoặc nếu không cũng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy có kinh nguyệt tập yoga như thế nào cho đúng? Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!
Kinh nguyệt tập yoga như thế nào là tốt nhất?
Tập yoga trong những ngày có kinh nguyệt khác với bình thường vì cơ thể khi đó cũng trở nên “khó tính” hơn. Vì thế, kinh nguyệt tập yoga như thế nào cho đúng? Các chị đẹp cần lưu ý những điều cơ bản sau:
- Trước khi tập yoga phải có những bài tập rèn luyện thể lực trước đó để cơ thể thích nghi với việc vận động.
- Không nên tập yoga khi đang quá đau bụng. Tập yoga có thể giảm đau bụng âm ỉ nhưng không phải “thuốc giảm đau” tức thời và bản thân chị nào đang đau quằn quại tất nhiên cũng không thể làm bất cứ việc gì rồi.
- Trong kỳ kinh nguyệt tập yoga chị em không nên tập hôm đầu tiên vì hôm đó lượng máu mất đi nhiều và cơ thể mệt mỏi nhất. Nếu là người tập yoga thường xuyên thì hãy cho cơ thể thư giãn vào hôm đó nhé. Sau đó ngày thứ 2 của kỳ kinh nguyệt có thể bắt đầu bình thường.
- Lưu ý không nên tập các bài tập lộn ngược, tư thế mạnh, đặc biệt là kỹ thuật khóa cơ thể, vặn, xoắn, thăng bằng tay hay các tư thế cần tác động nhiều lên vùng xương chậu, bụng.
- Không nên tập quá sức, nếu bình thường tập yoga 40 – 50 phút thì những ngày có kinh nguyệt chỉ nên tập 20 – 30 phút hoặc khi nào cảm thấy mệt thì nghỉ.

Các bài tập yoga trong ngày có kinh nguyệt
Bên cạnh những lưu ý về thời gian và cách tập luyện thì các bạn cũng cần biết những bài tập hữu ích trong những ngày đèn đỏ là gì. Có kinh nguyệt tập yoga với các bài như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe, giảm đau bụng kinh?
Trong những ngày này, chị em cần chú trọng vào sự nhẹ nhàng khi tập luyện. Một số bài tập sau là vừa sức với phái đẹp chúng ta:
Bài tập ôm gối
Tư thế trong bài tập yoga ôm gối được coi là hiệu quả và dễ thực hiện nhất:
- Tư thế bắt đầu là bạn nằm ngửa trên thảm tập.
- Bắt đầu co hai chân lên ngực, dùng tay cố định hai đầu gối và ôm chân càng chặt càng tốt.
- Giữ tư thế này lâu nhất có thể và lặp lại động tác từ 7-10 lần để giảm đau bụng kinh.

Bài tập rắn hổ mang
Có kinh nguyệt tập yoga bằng tư thế rắn hổ mang rất tốt cho cơ quan sinh sản ở nữ giới. Cách thực hiện như sau:
- Bắt đầu với tư thế nằm úp người trên sàn tập và thư giãn cũng như thở đều.
- Để 2 tây ngang vai rồi từ từ dùng lực cánh tay đẩy nửa thân người lên trước, nửa thân người sau giữ nguyên.
- Nâng thân trước cho đến khi 2 cánh tay duỗi thẳng, lưng hướng về sau, mặt hướng lên trên, hông trở xuống vẫn chạm đất.
- Giữ tư thế này trong vài giây rồi nhẹ nhàng hạ người trở về tư thế ban đầu.
- Lưu ý là khi nâng người lên thì hít vào, hạ xuống thì thở ra đều và chậm.

Bài tập đứng gập bụng
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, 2 chân sát vào nhau và hít thở đều.
- 2 tay bắt đầu đưa lên đỉnh đầu, bàn tay này nắm lấy khủy tay của cánh tay kia. từ từ gập người xuống, 2 chân giữ thẳng, gập càng sâu và sát đất càng tốt.
- Hít thở đều và đưa người trở về tư thế ban đầu.
- Lặp lại động tác này 5 – 7 lần chậm rãi.

Lưu ý: Các bài tập trên đều có tác dụng làm giảm đau bụng kinh và giúp lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt ổn định. Vì thế, mỗi lần tập yoga, chị em có thể sử dụng cả 4 bài tập này, mỗi bài tập khoảng 5 – 7 phút để có hiệu quả cao.
Trên đây là cách tập yoga trong ngày kinh nguyệt. Chúc chị em thực hiện thành công và giảm đau bụng kinh, tinh thần thoải mái, dễ chịu nhất có thể trong những ngày “đèn đỏ” ghé thăm.
Nguồn: Slady.com.vn