Giải mã vì sao mẹ không có kinh nguyệt sau khi sinh con xong?

0

Không có kinh nguyệt sau khi sinh con xong là hiện tượng xảy ra ở tất cả các bà mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân tại sao? Và nếu sinh con xong lâu quá mà không có kinh nguyệt thì có đáng lo không? Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Sau khi sinh con xong không có kinh nguyệt
Sau khi sinh con xong không có kinh nguyệt

Vì sao phụ nữ sau khi sinh con xong thì không có kinh nguyệt?

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh con xong cũng không có kinh nguyệt. Thời gian không có kinh sau sinh ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ địa, mức độ phục hồi sức khỏe và việc mẹ có cho con bú hay không.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội): “Những bà mẹ không cho con bú sẽ hồi phục lại chu kỳ kinh nguyệt sớm hơn so với những bà mẹ cho con bú. Lý do là vì khi trẻ bú, cơ thể bạn được kích thích tiết ra một loại hormone là prolactin và hormone này sẽ ức chế rụng trứng và không có kinh”.

Vì vậy, mẹ cho con bú thường xuyên càng lâu thì thời gian không có kinh nguyệt sau khi sinh con càng kéo dài, có thể là 6 tháng, thậm chí là 1 năm. Còn những mẹ không cho con bú thì sau khoảng 6 – 8 tuần, kinh nguyệt sẽ quay trở lại.

Mẹ cần làm gì nếu tình trạng không có kinh nguyệt sau khi sinh con kéo dài quá lâu?

Như đã nói ở trên thì không có kinh nguyệt sau khi sinh con xong là hiện tượng bình thường, do prolactin tăng lên để kích thích tiết sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu thời gian không có kinh sau khi sinh con kéo dài quá lâu, sau 8 tuần (với những mẹ không cho con bú), sau 1 năm (với những mẹ cho con bú) thì mẹ cũng không nên chủ quan. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

– Rối loạn nội tiết tố: Sau khi sinh, các hormone trong cơ thể chưa được cân bằng trở lại, đặc biệt là sự sụt giảm của estrogen nên hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Giải pháp: Cân bằng nội tiết tố giúp cải thiện triệt để tình trạng này. Các mẹ nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thức khuya thường xuyên. Tránh căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, sử dụng viên uống SLady từ thảo dược cũng là 1 trong những cách giúp điều hòa nội tiết tố an toàn, hiệu quả.

Viên uống SLady cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt
Viên uống SLady cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt

Với cơ chế kích thích sản sinh estrogen nội sinh, giúp cân bằng với lượng sẵn có trong cơ thể. Từ đó, hoạt động của các hormone ổn định trở lại, giúp điều hòa kinh nguyệt đồng thời cải thiện hàng loạt các triệu chứng như: khô âm đạo, suy giảm ham muốn sau khi sinh.

Sau khi sinh con xong không có kinh nguyệt: Rất có thể mẹ lại mang thai. Nhiều người cho rằng, cho con bú sẽ vô kinh và không thể mang thai. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong khoảng 6 tháng đầu, khi mẹ cho con bú thường xuyên và bú hoàn toàn sữa mẹ. Sau đó, chức năng của tử cung, buồng trứng phục hồi, người mẹ vẫn có thể mang thai khi cho con bú.

Giải pháp: Các mẹ cần hiểu rằng trứng rụng trước khi kinh nguyệt diễn ra nên nếu gặp được tinh trùng đúng thời điểm, chị em có thể mang thai dù chưa có kinh trở lại. Vì vậy, nếu không có kinh sau khi sinh con quá lâu, chị em cũng cần chú ý các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú: ốm nghén, buồn nôn, tức ngực, đầu ngực bị đau, nhạy cảm với mùi, khẩu vị ăn uống có thể thay đổi…

Do mắc bệnh lý: Một số bệnh phụ khoa như: buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng,… cũng gây chậm kinh nguyệt. Vì vậy, nếu sau khi sinh con xong không có kinh nguyệt kèm các biểu hiện như: viêm ngứa vùng kín, ra nhiều khí hư có mùi hôi, tanh khó chịu, đau bụng dưới… thì không nên chủ quan.

Sau khi sinh con xong không có kinh nguyệt do mắc bệnh lý
Sau khi sinh con xong không có kinh nguyệt do mắc bệnh lý

Giải pháp: Nếu sau khi sinh con xong quá lâu vẫn không có kinh nguyệt, đặc biệt là kèm những biểu hiện chúng tôi nói bên trên thì cần đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Tóm lại, không có kinh nguyệt sau khi sinh con là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian vô kinh kéo dài quá lâu thì người mẹ cần chú ý theo dõi, lắng nghe cơ thể mình để phát hiện ra nguyên nhân (rối loạn nội tiết tố, mang thai, hoặc mắc bệnh lý….) để đi khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: SLady.com.vn

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.