Bệnh phụ khoa ở phụ nữ là gì? Bao gồm những bệnh nào? Cách chữa trị hiệu quả nhất cho nữ giới
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam gần 90% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa và con số này vẫn không ngừng tăng lên qua từng năm. Cảnh báo nguy hiểm là vậy, nhưng đã bao giờ chị em tìm hiểu một cách nghiêm túc xem bệnh phụ khoa là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản hay chưa?
Nội dung chính trong bài

Phụ khoa và bệnh phụ khoa là gì?
Phụ khoa là gì? Phụ khoa thực chất là một bộ môn y học chuyên nghiên cứu về các bệnh liên quan đến bộ máy sinh dục nữ. Tại các bệnh viện, khoa phụ khoa thường gộp chung với khoa phụ sản, gọi là sản – phụ khoa.
Bệnh phụ khoa là gì? Bệnh phụ khoa, hay trong dân gian vẫn gọi là bệnh phụ nữ là khái niệm chỉ chung các bệnh liên quan đến bộ máy sinh dục nữ. Các bộ phận này bao gồm buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài (gò mu, âm hộ).
Các bệnh phụ khoa thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của người phụ nữ. Nếu không được điều trị, bệnh phụ khoa nữ rất có thể gây vô sinh – vết thương kéo dài suốt đời không thể lành lại với những người chưa từng được thực hiện thiên chức làm mẹ.
Các bệnh phụ khoa nữ bao gồm những gì?
Hiện nay, các bệnh phụ khoa bao gồm nhiều chứng bệnh khác nhau với diễn biến phức tạp mà phải tìm hiểu kỹ chúng ta mới có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là các bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như vô kinh, rong kinh, rong huyết, thống kinh, kinh thưa hoặc kinh mau. Đây là một trong các bệnh phụ nữ thường gặp nhất.

– Vô kinh: Gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
- Vô kinh nguyên phát xảy ra ở nữ giới đến 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh. Nguyên do có thể xuất phát từ việc màng trinh không có lỗ thủng, teo buồng trứng bẩm sinh, không có tử cung, không có âm đạo.
- Vô kinh thứ phát xảy ra ở phụ nữ đã có kinh nguyệt nhưng bỗng nhiên dừng kinh trong 3 tháng. Nguyên do xuất phát từ rối loạn tiết tố, gặp nhiều ở tuổi tiền mãn kinh. Một số trường khác bị vô kinh thứ phát do suy tuyến yên, buồng trứng.
– Rong kinh, rong huyết: Rong kinh là hiện tượng mỗi lần ra kinh thời gian kéo dài trên 7 ngày. Rong huyết cũng gây xuất huyết ở vùng kín trên 7 ngày nhưng không theo chu kỳ cụ thể. Đa số các trường hợp đều bị rong kinh, rong huyết do rối loạn nội tiết tố.
– Thống kinh: Là hiện tượng bị đau bụng dưới nhiều kèm các triệu chứng khác như đau đầu, căng tức ngực, buồn nôn… Căn cứ vào thời điểm xuất hiện, người ta chia thống kinh thành thống kinh cơ năng và thống kinh bệnh lý.
- Thống kinh cơ năng: Xuất hiện vài ngày đầu hành kinh hoặc sau vài kỳ hành kinh đầu.
- Thống kinh bệnh lý: Xuất hiện sau khi đã hành kinh được nhiều năm. Nguyên nhân bệnh lý gây ra thống kinh có thể là các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, chít hẹp cổ tử cung.
– Kinh thưa, kinh mau: Vòng kinh trên 35 ngày gọi là kinh thưa, vòng kinh dưới 22 ngày gọi là kinh mau. Việc này có thể tùy thuộc vào cơ địa từng người. Nếu tình trạng kinh thưa, kinh mau ảnh hưởng đến sinh sản thì cần đi khám.
2. Viêm âm đạo
Khi hỏi bệnh phụ khoa gồm những bệnh gì, chúng ta không bao giờ bỏ qua viêm âm đạo vì chúng quá phổ biến. Viêm âm đạo cũng là bắt nguồn của mọi viêm nhiễm phụ khoa khác.

Viêm âm đạo gặp nhiều ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ. Bệnh do nhiều căn nguyên gây ra, tùy từng căn nguyên lại có những biểu hiện cụ thể.
– Viêm âm đạo do nấm, chủ yếu là nấm Candida albicans: Ngứa, nóng rát ở âm đạo, khí hư xuất hiện nhiều và đục như váng sữa.
– Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas: Ngứa, nóng rát ở âm đạo, khí hư xuất hiện nhiều nhưng loãng và có bọt.
– Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Ngứa, nóng rát ở âm đạo, khí hư xuất hiện nhiều, loãng và có mùi rất hôi tanh.
3. Viêm buồng trứng hoặc ống dẫn trứng
Viêm buồng trứng hay viêm ống dẫn trứng có thể chỉ xảy ra ở một bên buồng trứng hoặc cả hai bên. Các yếu tố gây ra bệnh là vệ sinh vùng kín kém, lây nhiễm vi khuẩn song cầu lậu qua đường tình dục, nạo phá thai không an toàn hoặc ảnh hưởng từ các bệnh viêm nhiễm khác.
Bệnh viêm buồng trứng được xem là một trong các bệnh phụ khoa nữ gây vô sinh hàng đầu vì các triệu chứng rất khó nhận biết. Tất cả mọi thay đổi diễn ra ở sâu bên trong cơ thể khiến chúng ta không thể nhận thấy bằng mắt thường. Những gì mà bản thân người phụ nữ cảm thấy được có chăng chỉ là những cơn sốt, rối loạn kinh nguyệt, đau xương hông hay sưng hậu môn mà thôi.
4. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. U nang lành tính có thể dùng thủ thuật y tế để cắt bỏ. U nang ác tính sẽ phát triển thành ung thư.

U nang buồng trứng xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, người bệnh mang đa thai, ảnh hưởng từ quá trình điều trị vô sinh…
Phần lớn các trường hợp đều không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi khối u lớn lên, người bệnh có thể bị chướng bụng, đi ngoài, đau khi giao hợp hoặc buồn nôn. Tuy nhiên các biểu hiện này cũng không đặc hiệu và cũng rất khó dựa vào đó để tự chẩn đoán bệnh.
5. Viêm cổ tử cung
So với viêm âm đạo, viêm buồng trứng hay u nang buồng trứng cũng phổ biến không kém. Bệnh có thể do nấm, ký sinh trùng hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây ra.
Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa ở phụ nữ biểu lộ dấu hiệu khá rõ ràng. Khi mới chớm mắc bệnh, dịch tiết ở âm đạo đã tăng lên, có màu vàng mủ hoặc kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Sau này, các triệu chứng nặng dần lên khiến người bệnh đau buốt khi đi tiểu, rong huyết ngoài kỳ kinh nguyệt, chảy máu và đau rát khi giao hợp.
6. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Trước khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, người bệnh sẽ gặp tình trạng lộ tuyến cổ tử cung, tức là tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài. Sau đó, sự ẩm ướt do tăng tiết dịch âm đạo kết hợp với sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng, tạp trùng sẽ gây ra viêm nhiễm.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ nữ lành tính. Các dấu hiệu thường gặp là nhiều khí hư màu trắng đục, màu vàng hoặc xanh và rất dính.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, viêm lộ tuyến cổ tử cung không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho nhiều bệnh phát triển.
7. Polyp tử cung
Khi niêm mạc tử cung phát triển quá mức và tạo thành khối u sa vào buồng tử cung, polyp tử cung sẽ xảy ra. Nồng độ estrogen tăng cao hoặc vệ sinh kém là tác nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này.

Polyp tử cung không có triệu chứng cụ thể hoặc nếu có, người bệnh cũng chỉ cảm thấy đau rát, chảy máu vùng kín một chút sau khi quan hệ.
8. U xơ tử cung
Bản thân u xơ tử cung là một u lành tính nhưng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh còn khá mơ hồ, một số nghiên cứu cho rằng do estrogen quá cao khiến tăng sinh tổ chức cơ và niêm mạc tử cung.
Khác với nhiều bệnh phụ khoa nữ thông thường, u xơ tử cung gây ra những bất lợi sức khỏe rất rõ ràng, bao gồm đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, đau sau khi giao hợp, rối loạn kinh nguyệt, tiểu rắt, rối loạn tiêu hóa. Khi xuất huyết ồ ạt không thể cầm cự, u xơ tử cung thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
9. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi hành kinh, các mảnh vụn từ lớp niêm mạc bong ra không thoát hết ra ngoài mà bám lại trong thành tử cung. Đây là bệnh phụ khoa nữ nghiêm trọng, có khả năng gây vô sinh rất cao.
Khi mắc lạc nội mạc tử cung, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, chảy nhiều máu, cơ thể mệt mỏi kiệt sức.
10. U nang tử cung
Một số bệnh lý như rối loạn nội tiết tố, viêm âm đạo, viêm loét tử cung đều là nguyên nhân dẫn đến u nang tử cung.
U nang tử cung là bệnh phụ khoa gây ra nhiều phiền phức như tăng tiết khí hư, đau bụng dưới, âm đạo tiết nhiều khí hư có mùi khó chịu. Nhìn chung, triệu chứng khá giống với nhiều bệnh lý phụ khoa thường gặp khác.
11. Ung thư phụ khoa
Ung thư phụ khoa bao gồm tất cả các bệnh ung thư liên quan đến cơ quan sinh dục nữ. Các bệnh ung thư phụ khoa thường gặp nhất là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư dạ con và ung thư ruột kết. Nguyên nhân dẫn đến ung thư phụ khoa có thể bắt nguồn từ các bệnh phụ nữ khác hoặc chịu ảnh hưởng một phần từ yếu tố di truyền.

Dấu hiệu của ung thư phụ khoa không giống nhau và cũng không thật sự rõ ràng. Một số bất thường hay gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường, kém ăn, sụt cân, đau khi quan hệ, phù chân, đau xương chậu và bụng dưới, buồn nôn.
Sự nguy hiểm của các bệnh phụ khoa
– Các bệnh phụ khoa dù rất nhẹ cũng gây ra những khó chịu nhất định ở vùng kín và ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của cả hai vợ chồng. Bệnh phụ khoa và thuốc điều trị bệnh phụ khoa chính là một trong những nguyên nhân gây yếu sinh lý nữ.
– Bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của người phụ nữ thông qua việc cản trở đường đi của tinh trùng hoặc gây tắc nghẽn vòi trứng và ống dẫn trứng. Rất nhiều trường hợp bị vô sinh do bệnh phụ khoa.
– Khi không được điều trị, bệnh phụ khoa có thể tiến triển nhanh, gây hậu quả là hình thành nhiều bệnh mới nguy hiểm hơn mà phổ biến nhất là ung thư phụ khoa. Bệnh này không điều trị khỏi được và cái chết sẽ là kết cục chắc chắn dành cho người bệnh.
Vì vậy khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường dù chỉ rất nhỏ, hay đi khám bác sĩ trước khi quá muộn!
Một số cách điều trị các bệnh phụ khoa nữ
Hiện nay, các bệnh phụ khoa nữ có 3 hướng chữa trị được chú ý nhất: Thứ nhất là phương pháp dân gian, thứ hai là y học hiện đại và thứ 3 là y học cổ truyền. Trong đó, mỗi hướng đi lại có những ưu – nhược điểm nhất định và không phải bệnh nào cũng áp dụng được cả 3 phương pháp này.
Chữa trị bệnh phụ khoa nữ bằng phương pháp dân gian
– Ưu điểm:
- Rất tiết kiệm chi phí vì hầu hết các nguyên liệu đều có thể dễ dàng kiếm được tại nhà.
- Cách tiến hành đơn giản, không cần có chuyên môn y tế cũng có thể tự thực hiện được.
– Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian, bao gồm cả thời gian đun, sắc thuốc, thời gian bôi hoặc xông và thời gian đợi để thấy hiệu quả.
- Không phải là cách điều trị cho những bệnh phụ khoa nữ đã chuyển nặng, chỉ dùng được khi bệnh còn nhẹ. Sau 1 tuần thực hiện nếu không thấy bệnh tiến triển tốt lên, người bệnh cần đi khám bác sĩ.
- Thường không chữa trị được tận gốc bệnh, do đó sau một thời gian bệnh có thể tái phát trở lại.
- Không nên áp dụng với những bệnh phụ khoa như viêm buồng trứng hay ống dẫn trứng, viêm lộ tuyến, các khối u, ung thư phụ khoa.

– Một số cách được sử dụng phổ biến:
- Nước gừng mật ong, dùng trong chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh: Đập dập một mẩu gừng nhỏ, cho vào đun sôi với 1 bát nước trong khoảng 3 – 5 phút. Sau mỗi bữa ăn đều uống một bát nhỏ, trước khi uống cho thêm một thìa cà phê mật ong.
- Dùng lá trầu không trong bệnh viêm, ngứa phụ khoa: Rửa sạch, vò nhẹ một nắm lá trầu không rồi đun sôi với nước và một chút muối. Khi nước nguội bớt, có thể dùng để rửa vùng kín hàng ngày. Đây chính là một ví dụ về bệnh phụ khoa nữ và cách chữa trị phổ biến nhất hiện nay.
Điều trị bệnh phụ khoa nữ theo y học hiện đại
– Ưu điểm:
- Là cách điều trị bệnh phụ khoa nữ được sử dụng phổ biến hiện nay, hiệu quả nhanh, có thể khắc phục triệt để được bệnh, áp dụng được cả với những bệnh đã chuyển nặng.
- Tiết kiệm thời gian cho người bệnh, thường thì việc sử dụng thuốc uống hay bôi đều rất đơn giản.
– Nhược điểm:
- Chi phí cho việc chữa trị các bệnh phụ khoa nữ theo cách này thường cao hơn so với phương pháp dân gian hoặc y học cổ truyền.
- Trong những bệnh mạn tính không thể chữa khỏi có thể phải dùng thuốc trong thời gian dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
- Không được tự ý dùng thuốc hay điều trị nếu không có chuyên môn.
– Một số cách điều trị phổ biến:
- Thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc uống trong các bệnh viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng: butoconazol, clotrimazol, terconazol, miconazol, mỡ ticonazol, metronidazol. Cách điều trị bệnh phụ khoa nữ này nên được thực hiện song song ở cả 2 vợ chồng.
- Thuốc uống chứa nội tiết tố với bệnh rối loạn kinh nguyệt: Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Kết hợp thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố nữ như estrogen, progesterone, progestatif để điều hòa nội tiết tố. Lưu ý lạm dụng thuốc có thể gây vô sinh.
- Điều trị bằng hóa trị, xạ trị với bệnh ung thư phụ khoa.
- Dùng các can thiệp khác: Phẫu thuật với các khối u và sử dụng liệu pháp tâm lý khi cần thiết.
Điều trị bệnh phụ khoa nữ theo y học cổ truyền
– Ưu điểm:
- Thường điều trị được sâu vào căn nguyên của bệnh, nhờ thế cho hiệu quả lâu dài, bệnh dù không khỏi hoàn toàn cũng rất khó tái phát, áp dụng được cả với những bệnh đã chuyển nặng, đặc biệt là bệnh nan y.
- Vừa giúp loại trừ được mầm bệnh, vừa củng cố sử dụng, không lo hại sức khỏe nếu dùng trong thời gian dài.
- Tiết kiệm chi phí hơn so với y học hiện đại.

– Nhược điểm:
- Nếu thuốc ở dạng truyền thống thì sắc uống thường rất mất thời gian.
- Các triệu chứng thuyên giảm chậm hơn so với các cách chữa trị bệnh phụ khoa nữ theo y học hiện đại.
- Không được tự ý bốc thuốc nếu không có chuyên môn.
– Một số cách điều trị phổ biến:
- Sử dụng một số bài thuốc dựa trên sự kết hợp giữa các thảo dược, thường dùng nhất là ích mẫu, bạch truật, hương phụ, ngải cứu, huyết đằng, đỗ trọng… gia giảm cho phù hợp với từng tình trạng bệnh.
- Điều trị bệnh phụ khoa nữ bằng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt có thể sử dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm cả bệnh ung thư phụ khoa để giảm đau và giảm bớt phản ứng phụ của hóa trị, xạ trị.
Trên đây là những thông tin về các bệnh phụ khoa nữ và cách chữa trị thường gặp, trong đó phương pháp dân gian vẫn đang được sử dụng nhiều nhất. Người bệnh nên lưu ý nếu sau 5 – 7 ngày điều trị mà bệnh không khỏi hoặc có đỡ nhưng sau đó lại tái phát nhiều lần, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được định hướng khắc phục kịp thời.
Nguồn: SLady.com.vn