5 nội tiết tố làm tăng đường huyết: Căn nguyên của bệnh tiểu đường

0

Sự bất ổn trong nội tiết tố có thể làm tăng đường huyết, đây chính là cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường. Hiện nay, chưa có một phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Nếu chậm trễ trong việc chữa trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

các nội tiết tố làm tăng đường huyết
Tăng đường huyết do nội tiết tố nào gây ra?

Đường huyết là gì? Tăng đường huyết có nguy hiểm không?

Đường huyết là một thuật ngữ y học dùng để chỉ về lượng đường trong máu. Đường huyết cũng được gọi là lượng glucose máu. Trong máu luôn cần có một lượng đường nhất định, đây là nguồn năng lượng chính, không thể thiếu của cơ thể.

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): Trước bữa ăn: 90 – 130mg/dl (5,0  – 7,2mmol/l); Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l); Trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0-8,3mmol/l). Nếu xét nghiệm cho thấy đường huyết cao hơn mức tiêu chuẩn tức là bị tăng đường huyết.

Đường huyết là nguồn năng lượng cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là đường huyết càng cao sẽ càng tốt. Ngược lại, tăng đường huyết có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Tăng đường huyết có nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là do nội tiết tố.

các nội tiết tố làm tăng đường huyết
Nội tiết tố làm tăng đường huyết sẽ gây ra bệnh tiểu đường

Các nội tiết tố làm tăng đường huyết

Nội tiết tố tăng trưởng, hormon tuyến giáp trạng, hormone của tuyến tụy, các corticoid vỏ thượng thận và catecholamin tuỷ thượng thận chính là các nội tiết tố làm tăng đường huyết.

Xem thêm: Ổn định nội tiết tố nữ để điều trị và phòng ngừa băng kinh hiệu quả

1. Nội tiết tố tăng trưởng (Growth Hormone – GH)

GH là nội tiết tố được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. Nó có vai trò làm tăng trọng lượng, kích thước của cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất.

Nội tiết tố GH làm tăng đường huyết thông qua:

  • Thay vì sử dụng glucose cho mục đích tăng sinh năng lượng, GH lại ưu tiên huy động acid béo cho việc này. Điều đó làm tăng nồng độ acetyl-CoA, gây ức chế quá trình thoái hóa glucose, kết quả là làm tăng glucose máu (đường huyết).
  • GH cũng làm giảm sự vận chuyển glucose vào tế bào, ức chế giáng hóa glucose, khiến đường huyết tăng lên.
  • GH kích thích tế bào beta tăng bài tiết insulin, nhưng tình trạng này kéo dài lại làm tế bào beta bị hư hại, kết quả là khả năng bài tiết insulin giảm, lượng đường glucose trong máu không được giải quyết, đường huyết tăng.

2. Hormon tuyến giáp trạng

Ở đây, chúng ta chỉ nhắc đến 2 nội tiết tố làm tăng đường huyết của tuyến giáp trạng là T3 (Triiodotronin) và T4 (Tetraiodotyroxin hay Thyroxin).

các nội tiết tố làm tăng đường huyết
T3 và T4 của tuyến giáp trạng là một trong những nội tiết tố làm tăng đường huyết

Trong cơ thể, T3 và T4 có vai trò làm tăng tốc độ phát triển và biệt hóa tổ chức, kết quả là làm tăng sự phát triển của cơ thể.

Các hormon này tác dụng lên sự phát triển của cơ thể thông qua hai quá trình làm tăng tốc độ phát triển và biệt hoá tổ chức.

Nội tiết tố T3 và T4 làm tăng đường huyết thông qua việc giảng hóa glucose ở tế bào, tăng phân giải glycogen, tăng hấp thu glucose, tăng bài tiết insulin và tăng tạo đường mới. Tuy nhiên, tác động làm tăng đường huyết của T3 và T4 chỉ ở mức nhỏ.

3. Hormone của tuyến tụy

Ở đây, chúng ta cũng chỉ nói đến 2 nội tiết tố làm tăng đường huyết của tuyến tụy là glucagon và insulin. Trong đó, glucagon do tế bào α của tiểu đảo Langerhan tuỵ nội tiết bài tiết, còn insulin do tế bào β của đảo tuỵ bài tiết.

Các nội tiết tố glucagon và insulin hoạt động trái ngược nhau, trong đó glucagon làm tăng đường huyết, còn bản chất của insulin lại là giảm đường huyết. Sự mất cân bằng giữa 2 nội tiết tố này sẽ gây ra sự tăng vọt hoặc hạ thấp của đường huyết.

>> Chúng ta có thể tự kiểm tra nội tiết tố nữ không? Bằng cách nào?

4. Các corticoid vỏ thượng thận

Các corticoid vỏ thượng thận liên quan đến sự tăng đường huyết bao gồm cortisol, corticosteron, cortison và prednison.

các nội tiết tố làm tăng đường huyết
Các corticoid vỏ thượng thận cũng liên quan đến sự tăng đường huyết

Các nội tiết tố này làm tăng đường huyết bằng cách:

  • Prednison làm tăng tất cả các acid amin thành glucose, làm tăng tạo đường ở gan.
  • Cortisol làm tăng acid amin từ huyết tương và các mô ngoài gan, thúc đẩy quá trình tạo glucose tại gan. Ngoài ra nó còn làm giảm mức tiêu thụ glucose của cơ thể.

5. Catecholamin tuỷ thượng thận

Chúng ta nhắc tới 2 catecholamin tuỷ thượng thận là adrenalin và noradrenalin. 2 nội tiết tố này làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan, sau đó giải phóng glucose này vào máu, làm tăng đường huyết.

Các nội tiết tố làm tăng đường huyết chính là cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường. Tuy nhiên, nó chỉ gây ra bệnh khi cơ thể có những bất ổn nhất định. Để phòng ngừa, cách tốt nhất là tự thiết kế cho mình một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Còn một khi đã phát hiện ra bệnh, cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: SLady.com.vn

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.