Trả lời
Chào bạn Nguyễn Thị Hiền,
Theo như bạn chia sẻ thì bạn hiện bị khô âm đạo ở tuổi 23, thật ra thì tình trạng này không phổ biến nên bạn lo lắng cũng là điều dễ hiểu.
Bị khô âm đạo ở tuổi 23 có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó ung thư buồng trứng cũng là một trong số đó, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều là do căn bệnh này.
Để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng tôi có một số phân tích như sau:
Thông thường, không nhiều phụ nữ bị khô âm đạo ở tuổi 23, mà tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ ngoài 40, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, do thời gian đó hormone sinh dục estrogen bị suy giảm đột ngột.
Ở tuổi 23, estrogen của hầu hết phụ nữ đều đang ở mức đỉnh cao nhất, điều này giúp họ trẻ trung, xinh đẹp, tuyến bartholin tiết chất nhờn ở hai thành âm đạo hoạt động rất tốt và nếu có quan hệ tình dục, họ sẽ dễ dàng lên đỉnh hơn.
Nếu bỗng dưng bị khô âm đạo thì bạn nên lưu ý đến một số yếu tố sau:
– Áp lực từ việc sinh con: Theo như chia sẻ của bạn thì hai vợ chồng bạn đang mong có con, có thể điều này sẽ gây ức chế hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, làm giảm estrogen, dẫn đến tình trạng bị khô âm đạo ở tuổi 23.
– Các áp lực khác từ cuộc sống: Hai vợ chồng bạn còn trẻ, lại mới kết hôn nên có thể kinh tế chưa ổn định, dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress và nó cũng là một trong những yếu tố làm khô âm đạo đến quá sớm.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ quá mức: Nhiều phụ nữ trẻ có thói quen dùng dung dịch vệ sinh mỗi ngày vì cho rằng chúng sẽ giúp chỗ ấy sạch sẽ và thơm tho hơn, nhưng việc này có thể làm chết các vi khuẩn có lợi ở vùng kín, thay đổi độ pH và khiến âm đạo trở nên khô khan hơn.
– Một số yếu tố khác cũng có thể làm bạn bị khô âm đạo ở tuổi 23, chẳng hạn như uống ít hơn 2 lít nước/ngày (đã bao gồm nước uống, nước trong sữa, thức ăn…), ăn thiếu hoa quả và rau xanh làm cơ thể bị thiếu vitamin hoặc ăn kiêng giảm cân quá mức.
– Yếu tố bệnh lý: Khô âm đạo ở tuổi 23 cũng có thể xuất phát từ một số bệnh liên quan đến phụ khoa, trong đó chủ yếu là bệnh về buồng trứng, chẳng hạn như viêm buồng trứng, u nang buồng trứng, thậm chí là ung thư buồng trứng. Đối với những bệnh này, thường là bị khô âm đạo sẽ kèm theo đau quặn bụng dưới hoặc xuất huyết bất thường.
Vừa qua, báo Dân trí có đưa tin về một người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung sau 2 tuần liên tiếp bị khô hạn. Căn nguyên là khi bị khô hạn, người phụ nữ này không đi khám mà âm thầm chịu đựng, khiến lớp nhầy bảo vệ tử cung mất đi, vi khuẩn xâm nhập vào cổ tử cung, gây ra các khối bất thường ở buồng trứng hay cổ tử cung, lâu dần tích lũy lại và tạo thành ung thư.
Ngoài ra, khô âm đạo sớm cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú. Tình trạng này trước mắt sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, sau là khả năng sinh con và cả tính mạng của người phụ nữ nếu không được điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Nguyễn Trường Kiên – Phó khoa Ngoại, Bệnh viện K Trung ương, khô hạn không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh ung thư phần phụ, nhưng nó lại tạo điều kiện để các bệnh này hình thành, phát triển. Do đó, nên chữa sớm khi thấy mình bị khô hạn 1 tuần liên tục.
Để xác định tình trạng bị khô âm đạo ở tuổi 23 của bạn có phải do bệnh ung thư hay không, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cụ thể. Nếu chỉ dựa vào một vài mô tả như trên thì chúng tôi không thể kết luận chính xác được.
Chúc bạn sớm khỏe!
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.