Hỏi – Đáp: 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu là đủ?

Em năm nay 24 tuổi, chu kỳ kinh của em là 30 ngày, hành kinh kéo dài 4 – 5 ngày. Tuy nhiên có tháng máu ra nhiều, tháng ra ít. Vậy thường 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu? Em muốn xác định lại lượng máu kinh của mình xem thừa thiếu thế nào để tìm cách cân đối ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ chuyên gia của SLady!

(Hải Yến – Từ Sơn – bắc Ninh)

Cảm ơn bạn Hải Yến đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây là giải đáp từ chuyên gia về việc “1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu?”. Các bạn cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về kinh nguyệt nhé!

 

1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu?

Vấn đề bạn thắc mắc cũng là vấn đề chung mà nhiều người băn khoăn. Tuy nhiên, nhiều chị em cũng chỉ để ý đến việc kinh nguyệt ra sớm hay muộn chứ không quan tâm đến chuyện lượng máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt như thế nào. Đó là điều cần xem xét lại bởi lượng máu kinh nhiều quá hay ít quá cũng phản ánh sức khỏe của bạn.

Vậy 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu?

Hỏi - Đáp: 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu là đủ?
1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu?

Bình thường lượng máu mất đi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 50 – 80ml (tùy thuộc vào ngày hành kinh dài ngắn của mỗi người là khác nhau). Trong 50 – 80ml đó, lượng máu kinh nguyệt chỉ chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là những tạp chất khác như niêm mạc tử cung bong ra, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

Chị em có thể tính hoặc ước lượng lượng máu kinh của mình thông qua việc sử dụng các sản phẩm trong những ngày hành kinh:

  • Băng vệ sinh thì quá phổ biến rồi. Tùy thuộc vào từng loại băng vệ sinh có thể chứa thể tích bao nhiêu. Có thể đo bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước để kiểm tra thể tích của nó khi thấm đầy. Sử dụng cách này để tính lượng máu kinh có thể chứa được.
  • Cốc nguyệt san là sản phẩm mới nổi tiếng gần đây ở Việt Nam. Nó rất tiện dụng, vệ sinh, thân thiện môi trường lại đo được lượng máu kinh chính xác. Bạn có thể ghi lại lượng máu kinh sau mỗi lần cốc đầy rồi cộng lại sẽ biết 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu.
Hỏi - Đáp: 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu là đủ?
Sử dụng cốc nguyệt san để đo lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ

1 lần kinh nguyệt mất quá nhiều hay quá ít máu là do đâu?

Lượng máu kinh được xác định ở trên là tương đối, nếu nhiều hơn cũng chỉ đến 90ml máu, ít hơn cũng chỉ 40ml. Ngoài ngưỡng đó ra thì bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

  • Nếu như lượng máu kinh ít quá người ta còn gọi là thiểu kinh. Tình trạng này có thể do sự tắc nghẽn, ứ đọng kinh nguyệt cũng dẫn đến những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe.
  • Lượng máu kinh quá nhiều có thể dẫn đến rong kinh mà tình trạng này kéo theo nhiều hậu quả như làm cơ thể mệt mỏi hơn, bị thiếu sắt do mất máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây tình trạng thiểu kinh hoặc rong kinh, chị em cần đi khám phụ khoa sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.

Làm sao để giúp cân bằng lượng máu trong kỳ kinh nguyệt

Để giúp lượng máu trong kỳ kinh nguyệt ổn định, bạn cần chú ý tới sức khỏe, theo dõi sự thay đổi trong chu kỳ kinh của mình (thời gian xuất hiện kinh nguyệt, lượng máu kinh, màu sắc máu kinh, dịch âm đạo,..). Bên cạnh đó thực hiện những thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trong những ngày hành kinh phải đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt như các loại thịt màu đỏ, gan động vật, trứng sữa, rau màu xanh đậm,..
Hỏi - Đáp: 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu là đủ?
Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều chất sắt khi “đèn đỏ” ghé thăm
  • Điều trị nguyên nhân gây mất máu nhiều trong kỳ kinh hoặc ít máu trong kỳ kinh.
  • Nếu như lượng máu quá nhiều có thể bổ sung sắt qua viên uống tổng hợp, lượng sắt khuyến cáo cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là 15-20mg/ngày.
  • Bên cạnh đó, hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi.
  • Không nên vận động mạnh và vận động quá sức, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ.

Bài viết trên cũng đã giúp các bạn biết cách để ước lượng 1 lần kinh nguyệt mất bao nhiêu máu. Lượng máu kinh ở mỗi người là khác nhau, bạn cần theo dõi và tính lượng máu kinh của mình xem có đúng và đủ với mức trung bình không. Chúc chị em luôn khỏe đẹp!

Nguồn: Slady.com.vn

Bạn cũng có thể thích

Được đóng lại.