Tiêm phòng hay chích ngừa vacxin luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này như cần tiêm phòng những gì trước và trong khi mang thai? Ở đâu? Chi phí bao nhiêu tiền? Lịch tiêm mũi 3 trong 1 trước khi mang thai bao lâu? Bà bầu có nên tiêm uốn ván?… Bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc ấy cho các mẹ.
Nội dung bài viết
Việc tiêm phòng trước khi có bầu là điều không bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn có chị em thắc mắc có nên tiêm phòng vacxin trước khi mang thai? Hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng các mẹ sẽ cân nhắc và quyết định lựa chọn nên hay không.
Vacxin được biết đến là các chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể đồng thời tăng cường sức đề kháng cho những người bị suy yếu miễn dịch.
Khi mang thai, sức đề kháng của các mẹ sẽ suy yếu và nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Một số bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Vậy nên, việc tiêm phòng, chích ngừa vacxin trước khi mang thai là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa những nguy hiểm của bệnh tật mà người mẹ có thể mắc phải trong thời gian mang thai. Hiện nay các loại vacxin đời cao được cải tiến không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho bé ngay từ khi còn trong bụng.
Trước khi có ý định sinh con, chị em nên tìm hiểu và xây dựng một kế hoạch cụ thể để đảm bảo cho thai kỳ được phát triển khỏe mạnh. Các mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm.
Căn cứ vào tình hình sức khỏe cụ thể các bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em nên tiêm phòng những vacxin gì và thời gian bao lâu trước khi mang thai? Vacxin có rất nhiều loại với các đặc tính khác nhau, có loại nên tiêm trước mang thai 1 tháng như cúm, hay 3 tháng như sởi – quai bị – rubella, thủy đậu và vacxin viêm gan B trước ít nhất 7 tháng…
Vậy nên, để biết chính xác thời điểm hiện tại và thời điểm có ý định mang thai đủ để tiêm những vacxin gì thì các mẹ nên tới trung tâm y tế dự phòng hoặc gặp các bác sĩ để được tư vấn.
Trước khi mang thai chị em phụ nữ nên tiêm phòng những mũi tiêm sau để bảo vệ sức khỏe của mẹ và đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường.
– Tiêm phòng viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi B rất dễ lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, người bệnh dễ bị lây mà không hề hay biết. Loại vacxin phòng bệnh này gồm có 3 mũi: Mũi 1 tiêm trước khi mang thai 7 tháng, mũi 2 cách mũi 1 là 1 tháng, mũi 3 tiêm cách mũi 2 là 6 tháng.
Các chị em có ý định mang bầu nên tiêm chủng để yên tâm hơn khi mang thai.
– Tiêm phòng mũi 3 trong 1 trước khi mang thai
Tiêm phòng vacxin mũi 3 trong 1 trước khi mang thai là mũi tiêm quan trọng và cần thiết. Mũi tiêm này có khả năng phòng tránh 3 loại bệnh nguy hiểm đó là sởi, quai bị và rubella. Phụ nữ nên tiêm phòng mũi này muộn nhất 3 tháng trước khi thụ thai để vacxin được phát huy hiệu quả nhất.
Khi mang thai mắc bệnh sởi sẽ làm tăng nguy cơ thai nhị dị dạng hoặc có thể gặp các biến chứng như sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
Quai bị là căn bệnh dễ mắc phải trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bệnh khiến cho buồng trứng dễ nhiễm trùng, từ đó tăng khả năng vô sinh, khó thụ thai.
Còn Rubella gây dị tật cho thai nhi, ảnh hưởng đến não bộ, tim, tai và mắt.
– Tiêm phòng thủy đậu
Người xưa thường lan truyền nếu bị thủy đậu 1 lần thì sẽ không tái lại nữa. Nhưng thực tế không như vậy, các mẹ hoàn toàn có thể bị thủy đậu khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy trước khi mang thai chị em nên tiêm ngừa ít nhất là trước 3 tháng, khi mang thai mà mắc thủy đậu thì khi sinh em bé dễ bị dị tật.
– Tiêm phòng cúm
Khí hậu thất thường ở Việt Nam rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây nên bệnh cảm cúm. Thông thường khi người bình thường bị cảm cúm sẽ không có biến chứng gì nhưng đối với phụ nữ khi mang thai lại rất nguy hiểm, có thể gây dị tật ở thai nhi.
Mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai là 1 tháng.
Việc tiêm phòng, chích ngừa vacxin trước khi mang thai là để con sinh ra tránh nguy cơ bị dị tật, tuy vậy vẫn có không ít chị em “kêu cứu” vì phát hiện có bầu khi mới đi chích ngừa.
>>> Tham khảo: Dấu hiệu có thai
Trường hợp này, các mẹ nên gặp bác sĩ để theo dõi và tư vấn để biết chính xác nên giữ lại hoặc đình chỉ thai kỳ. Các bác sĩ cần biết thời gian mang thai và thời gian tiêm phòng là bao giờ?
Thông qua các chỉ số của cơ thể, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên làm gì. Thực tế, có nhiều trường hợp các mẹ vẫn giữ được con khi mới tiêm vacxin, thai nhi phát triển bình thường, không bị dị tật. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất các mẹ vẫn phải làm các xét nghiệm để quyết định nên xử lý thế nào.
Lời khuyên cho các mẹ là trước khi có ý định tiêm phòng vacxin cần kiểm tra chính xác mình có bầu hay không? Nên dùng các biện pháp tránh thai để chắc chắn không thể mang thai trong thời gian khuyến cáo.
Cũng giống như tiêm phòng trước khi mang thai, việc tiêm phòng vacxin cho bà bầu trong thời gian mang thai là điều vô cùng cần thiết.
Trong giai đoạn mang thai sức khỏe và sức đề kháng của người phụ nữ bị suy yếu đi. Đó chính là cơ hội thuận lợi để các loại mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút tấn công gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vacxin khi được tiêm trực tiếp vào cơ thể sẽ hoạt động để kích thích tạo ra các kháng thể chống lại bệnh nhiễm trùng và ngăn nguy cơ gây bệnh.
Tiêm chủng không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp cho thai nhi trong bụng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng thích ứng được với tất cả các kháng thể của vacxin, vì vậy các mẹ nên đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm.
Vacxin được chế tạo với một quy trình an toàn tuyệt đối. Các loại vacxin ra đời được nghiên cứu kỹ lưỡng và được thử nghiệm nhiều lần với sự giám sát nghiêm ngặt của các tổ chức y tế. Khi đạt mức độ an toàn cho cơ thể và đạt hiệu quả như mong muốn vacxin mới được đưa vào sử dụng. Vì thế, các mẹ có thể yên tâm tiêm phòng vacxin khi mang thai cho bà bầu mà không sợ ảnh hưởng tới thai nhi.
Tuy nhiên không phải vacxin có thể tiêm và phù hợp với bất cứ ai, có một số người bị dị ứng với thành phần trong vacxin thì không nên tiêm mà nên tiến hành xét nghiệm và tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.
Trong quá trình mang thai bà bầu nên tiêm phòng 2 mũi tiêm quan trọng là tiêm phòng cúm và uốn ván. Đây là 2 loại bệnh có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi. Hãy tiến hành lên lịch tiêm phòng cho bà bầu khi mang thai để bảo vệ sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và bé.
– Tiêm phòng bệnh cúm
Phụ nữ trước và trong khi mang thai nên tiêm vacxin phòng bệnh cúm. Cúm là căn bệnh phổ biến và có khả năng biến đổi và phát triển thành những di chứng khi đi vào cơ thể người. Các mẹ nên tiêm vacxin phòng cúm để ngừa bệnh khi mang thai, bảo vệ thai kì phát triển thuận lợi.
– Tiêm phòng uốn ván
Uốn ván là loại bệnh do vi khuẩn Clostridium tenaxi xâm nhập vào cơ thể qua da gây nên. Loại vi khuẩn này khi thâm nhập được vào cơ thể sẽ đi qua đường máu và tấn công hệ thần kinh gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Chính vì thế, việc tiêm phòng vacxin phòng ngừa uốn ván cho bà bầu là rất cần thiết. Đối với các mẹ chưa tiêm uốn ván bao giờ, khi phát hiện có thai cần chích ngừa ngay và cách thời điểm dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.
Đối với mẹ đã được tiêm rồi, cần lưu ý khi tiêm mũi 2:
– Tiêm phòng bạch hầu, ho gà
Mỗi lần mang thai nên tiêm phòng bệnh bạch hầu và ho gà. Thời gian được khuyến cáo tiêm phòng là từ tuần 27 đến 36 của thai nhi để sau khi sinh bé không bị mắc bệnh. Nếu không được tiêm trong khi mang thai có thể tiêm cho bé sau khi sinh xong.
– Khi xác định tiêm phòng vacxin trước và trong khi mang thai các mẹ nên tìm hiểu và nhờ sự tư vấn của bác sĩ xem cơ thể có phù hợp với vacxin đó không?
– Sau khi tiêm phòng các mẹ có thể gặp phải các phản ứng phụ. Nếu gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để có những biện pháp kịp thời. Thông thường sau khi tiêm vacxin từ 3 tuần các mẹ dễ gặp phải các hiện tượng như đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, phát ban, hoặc sưng các tuyến ở cổ và má.
Tuy nhiên nếu tác dụng phụ này nhanh chóng biến mất thì chị em nên yên tâm mà không cần phải uống thuốc hay lo lắng. Trường hợp quá nghiêm trọng như sốt và kéo theo co giật thì hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng khắc phục.
Trả lời câu hỏi tiêm phòng, chích ngừa trước và trong khi mang thai cho bà bầu ở đâu? Các mẹ có thể tham khảo một số địa điểm như:
Đối với câu hỏi: Chi phí tiêm phòng, chích ngừa trước và trong khi mang thai cho bà bầu bao nhiêu tiền? Thì tùy vào từng thời điểm và từng nơi tiêm mà giá các loại vacxin có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Các mẹ có thể tham khảo bảng giá tiêm phòng như sau:
Bảng giá trước khi mang thai:
Khi mang bầu:
Vacxin phòng cúm: Loại VAXIGRIP (0,25ml) giá là 180.000đ, PRIORIX – BỈ có giá 165.000, loại VAXIGRIP (0.5 ml) giá là 220.000đ, vacxin INFLUVAX (0.5 ml): 225.000đ và vacxin FLUARIX SH (0.5 ml): 200.000đ.
Vacxin uốn ván: VAT Viêt Nam 30.000đ và TETAVAX 70.000đ.
Vacxin kết hợp ho gà – bạch hầu – uốn ván: 620.000đ (Vacxin Adacel của Canada).
Tiêm phòng trước và trong khi mang thai cho bà bầu là việc làm cần thiết giúp cho mẹ an tâm, bé phát triển khỏe mạnh. Các mẹ nên tham khảo những loại vacxin nên tiêm phòng phù hợp với mình. Ngoài ra các mẹ cũng nên giữ một tâm lí vững vàng, thoải mái nhất và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển toàn diện.
Nguồn: Slady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.