Dứa là một loại trái cây thơm ngon nhưng không phải ai cũng ăn được bởi chúng có thể gây kích ứng mạnh với những người dị ứng với nó. Vậy với phụ nữ sau khi sinh ăn dứa được không? Cùng tìm hiểu bài viết sau của SLady để có câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
Dứa có mùi thơm nồng, vị ngọt, đây là loại trái cây giúp giải khát và làm mát cơ thể vào mùa hè. Đây là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Trong 100g dứa ta có 90,5g nước; 0,8g protid; 1g axit hữu cơ; 6,5 glucid; 15mg canxi; 17mg photpho; 0,5mg sắt; 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten,….
Vậy sau khi sinh ăn dứa được không?
Có nhiều người cho rằng sau khi sinh ăn dứa sẽ gây mất sữa. Tuy nhiên đây là một quan niệm chưa hoàn toàn chính xác. Bởi vì chỉ khi ăn quá nhiều dứa mới làm cho hàm lượng estrogen giảm nhiều gây tình trạng tắc tia sữa. Ngược lại, nếu mẹ sau sinh nắm được các quy tắc khi ăn dứa thì còn mang lại nguồn sữa chất lượng cho con.
Ngoài ra, chưa có một nghiên cứu nào chống chỉ định ăn hay uống nước dứa đối với phụ nữ sau khi sinh. Cho nên, đây là một loại trái cây mà mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Sau khi đã biết phụ nữ sau sinh ăn được dứa thì chị em cũng cần cẩn trọng khi ăn dứa để tránh ngộ độc. Nguyên nhân là do trong mắt dứa có nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, nắm được các quy tắc khi ăn dứa sẽ đảm bảo về sức khỏe cũng như lợi ích loại trái cây này mang lại.
Dứa chín rất giàu chất dinh dưỡng với các thành phần tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Thế nhưng, dứa xanh lại là món ăn gây độc hại cho sức khỏe của người mẹ. Bởi vì, trong dứa xanh có chứa chất độc có thể gây tiêu chảy cũng như tình trạng nôn mửa. Dù là ăn trực tiếp hay là uống nước ép mẹ cũng không nên chọn quả xanh. Nếu như nấu canh có dứa thì cũng không nên chọn loại dứa xanh quá. Vì thế, phụ nữ sau khi sinh ăn dứa được nhưng không ăn dứa xanh.
Đối với các sản phụ sau sinh cần bổ sung nhiều dưỡng chất nhưng không phải ồ ạt, nhồi nhét quá mức mà cần có chế độ ăn uống khoa học. Bởi vì không chỉ một loại thực phẩm có thể bổ sung đủ các dưỡng chất mà mẹ sau sinh cần, mẹ phải đa dạng món ăn thức uống trong chế độ ăn của mình.
Mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn 30g dứa (tương đương với 1, 2 miếng dứa vừa), mỗi tuần có thể ăn 2 – 3 lần. Ăn quá nhiều dứa cùng một lúc cũng sẽ gây kích ứng vùng lưỡi gây rát, mất vị giác đột ngột.
Dứa chín ngọt nhưng cũng chứa hàm lượng axit cao, vì thế các mẹ sau khi sinh cũng không được ăn dứa khi bụng đói. Nó có thể gây cồn cào ruột, xót ruột, khó chịu trong người. Đây cũng là món ăn kiêng với người bị dạ dày bởi tính axit cao từ loại trái cây này!
Vẫn là câu hỏi sau khi sinh ăn dứa được không sẽ được các chuyên gia trả lời là KHÔNG nếu mẹ nào bị huyết áp cao. Trong thành phần của quả dứa có chứa chất serotonin làm co thắt huyết quản gây tăng huyết áp. Cho nên những mẹ mắc phải căn bệnh này thì nên tránh xa loại trái cây mặc dù biết là ngon bổ này!
Ngoài ra, các mẹ sau sinh khi ăn nên nhớ là gọt dứa phải bỏ các mắt dứa thật sạch, không nên cố ăn những miếng dứa bị dập nát, bởi chúng có thể là “liều thuốc độc” đó.
Sau khi sinh ăn dứa được không? – là câu hỏi các mẹ đã rõ câu trả lời. Nó sẽ là ăn ĐƯỢC nếu mẹ thực hiện đúng 5 quy tắc trên và sẽ KHÔNG nếu như mẹ phạm phải những điều cần tránh. Chúc các mẹ có một chế độ ăn uống sau sinh lành mạnh và giàu dinh dưỡng.
Nguồn: Slady.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.