Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh ở từng mức độ nặng – nhẹ ra sao?

0

Có khoảng 20% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ và có dấu hiệu phát triển nặng hơn sau khi sinh. Vậy dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh như thế nào là nặng – nhẹ? Các mẹ cần nắm được để có cách giải quyết tốt nhất? Cùng tham khảo bài viết sau của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau khi sinh

Trước tiên để nắm được các dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh các bạn cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thế nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ sau khi sinh, một trong số những nguyên nhân đó là:

  • Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai và sau khi sinh bị thiếu chất xơ, lại uống ít nước nên khả năng cao mắc bệnh trĩ.
  • Rặn nhiều khi đi cầu cũng dễ dẫn đến bệnh trĩ sau sinh.
  • Nếu như trước đó mẹ hay bị tiêu chảy hoặc táo bón thì sau khi sinh cũng có khả năng mắc bệnh trĩ.
  • Sau khi sinh nếu mẹ nào ngồi hoặc đứng quá nhiều mà di chuyển ít sẽ có nguy cơ bị trĩ. 
  • Viêm phế quản mãn tính hoặc bị giãn phế quản, lao động nặng nhọc,.. làm tăng áp lực lên ổ bụng dẫn đến nguy cơ mắc trĩ cao.
  • Quá trình thai sản và chuyển dạ, rặn đẻ không đúng cách đều làm tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt vùng dưới khung chậu khiến búi trĩ sa ra ngoài.
Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh ở từng mức độ nặng - nhẹ ra sao?
Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai và sau khi sinh cần bổ sung nhiều chất xơ

Bệnh trĩ sẽ có nhiều cấp độ cũng như thể hiện mức độ bệnh nặng – nhẹ khác nhau. Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh càng ở cấp độ cao thì bệnh càng nặng. Khi xác định được mức độ nào bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. 

Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh bị nhẹ thì ra sao?

Biểu hiện của bệnh trĩ sau khi sinh ở mức độ nhẹ là mức độ 1, 2 được thể hiện qua những dấu hiệu sau:

Cấp độ 1

  • Việc liên tục bị táo bón và đi đại tiện dính máu cũng cảnh báo bạn đang bị bệnh trĩ. Thời gian đầu, máu xuất hiện với số lượng tương đối ít và sự xuất hiện máu là khá thưa thớt. Chúng ta có thể nhận biết qua việc nhìn phân dính máu hay không hoặc qua giấy vệ sinh đã sử dụng.
  • Trong giai đoạn đầu này búi trí cũng có thể bị sa nhưng ở mức độ nhẹ và ít. Thỉnh thoảng bạn có thể sờ thấy khi vệ sinh nhưng nó sẽ nhanh thụt vài. Ở mức độ này thì bệnh trĩ của chưa gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hay sức khỏe thường ngày của mẹ.

Cấp độ 2 của bệnh trĩ

  • Không chỉ đơn giản là táo bón và thỉnh thoảng chảy máu khi đại tiện mà sang cấp độ 2 cảm giác đau và chảy máu nhiều hơn khi đại tiện. 
  • Ngoài ra còn có dấu hiệu ngứa rát hậu môn khiến các mẹ cảm thấy khó chịu.
  • Khi bệnh trĩ ở mức độ 2 vẫn chưa ảnh hưởng gì nhiều ngoài việc ngứa ngày nhưng có thể sờ thấy búi trĩ nhưng vẫn tự tay đẩy vào được.
Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh ở từng mức độ nặng - nhẹ ra sao?
Dấu hiệu ngứa rát hậu môn khiến các mẹ cảm thấy khó chịu

Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh nặng sẽ như thế nào?

Việc nhận biết bệnh nặng nhẹ thông qua dấu hiệu. Nếu như bệnh nhẹ ở mức độ 1 và 2 thì bệnh nặng sẽ ở mức độ 3 và 4. Vậy biểu hiện của bệnh trĩ sau khi sinh ở mức độ nặng thì sản phụ sẽ cảm thấy như thế nào? Hãy kiểm chứng thông qua các dấu hiệu sau:

Cấp độ 3 về dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh

Đây là cấp độ cảnh báo cho việc bạn phải sử dụng thuốc để điều trị. Trong trường hợp này, dấu hiệu của bệnh trĩ là khi đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng nhọc búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lát hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào thì nó mới thụt vào.

Cấp độ 4 của bệnh trĩ sau khi sinh

Đây là cấp độ khá nghiêm trọng của bệnh trĩ vì búi trĩ sa hẳn ra ngoài mà khó có thể đẩy vào được. Nếu cứ như vậy có thể bị thắt nghẹt dẫn tới hoại tử. Khi bị ở mức độ này, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng tới việc chăm sóc cho con. Mẹ còn phải làm phẫu thuật và nằm viện.

Khi có dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh cần làm gì?

Có nhiều cách để điều trị bệnh trĩ sau khi sinh, nếu như ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự cân đối và điều chỉnh. Đối với trường hợp nặng cần có sự can thiệp của y bác sĩ.

Điều trị nội khoa

Điều trị thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt: 

  • Các mẹ từ khi mang thai cho đến sau khi sinh phải cung cấp nhiều chất xơ vì đây là phương pháp điều trị thích hợp với những người mới phát bệnh. Hạn chế sử dụng chất kích thích. 
  • Tránh hoạt động quá mạnh, ngồi nhiều hay đứng quá lâu. 
  • Thay đổi thói quen đi cầu để tránh táo bón. Việc ngâm hậu môn trong nước ấm cũng giúp cải thiện tình hình.
Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh ở từng mức độ nặng - nhẹ ra sao?
Thay đổi thói quen đi cầu để tránh táo bón

Sử dụng thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch để bôi hoặc nhét tại chỗ. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Đối với điều trị ngoại khoa có thể sử dụng các phương pháp dù cho dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh nặng hay nhẹ. Một số phương pháp được bệnh viện sử dụng đó là:

  • Phương pháp cắt bỏ búi trĩ.
  • Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ.
  • Chích xơ được thực hiện ở mức độ 1, 2, không sử dụng cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, bị viêm loét hay hoại tử. 
  • Ở cấp độ 2 hoặc 3 có thể thực hiện thắt dây thun – vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt sẽ giúp búi trĩ teo lại và tự rụng đi.
  • Phương pháp Longo giúp làm gián đoạn mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn – trực tràng bị sa lên trên. Đưa búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn để làm teo mô trĩ.

Bệnh trĩ sẽ không ảnh hưởng gì tới cuộc sống hàng ngày hay gây nguy hiểm gì tới tính mạng nếu như bạn phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh. Với những dấu hiệu nhận biết trên mong rằng sẽ giúp các mẹ có thể phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

Nguồn: Slady.com.vn

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.