Trả lời
Chào bạn Thủy! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của SLady. Đây là vấn đề tế nhị mà rất nhiều bà mẹ có thể gặp phải: Bị rụng lông vùng kín sau khi sinh. Không chỉ liên quan đến yếu tố thẩm mỹ mà nhiều người còn lo lắng: Liệu đây có phải biểu hiện bất thường của cơ thể hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu:
Lông vùng kín là bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể. Tuy ít được nhắc tới nhưng nó lại đóng góp vai trò nhất định, vừa giúp bảo vệ, giữ ấm, vừa điều hòa nhiệt độ khiến bộ phận sinh dục ổn định. Vì vậy, lông vùng kín cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của cơ thể cũng như “cô bé”.
Giống như tóc, lông vùng kín mọc ra và rụng theo định kỳ. Tức là nó có tuổi thọ nhất định và đến khoảng thời gian nào đó sẽ rụng để nhường chỗ cho lông mới phát triển. Điều này là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, bà mẹ sau khi sinh bị rụng lông vùng kín nhiều hơn. Vậy nguyên nhân do đâu và phải làm sao để xử trí? Khi nào thì cần đi khám? Theo dõi tiếp bài viết để có câu trả lời nhé!
– Bị rụng lông vùng kín sau khi sinh do nội tiết tố thay đổi, cụ thể là sự sụt giảm của estrogen (hormone quyết định sắc – vóc – sinh lý phụ nữ, sự phát triển của các nang lông, nang tóc). Từ đó, gây ra hiện tượng rụng tóc và cả rụng lông vùng kín sau khi sinh.
– Viêm nang lông: Nếu quá trình chăm sóc vùng kín của sản phụ không tốt, khiến nấm ở vùng lông mu xâm nhập làm cho các nang lông trở nên yếu đi và rụng dần. Các mẹ có thể quan sát thấy vùng mu của mình xuất hiện những nốt mụn nhỏ li ti, thậm chí ngứa.
– Nhiễm nấm vùng kín: Sau khi sinh vùng kín của mẹ vẫn bị tổn thương, lại ra nhiều sản dịch, dễ bị các loại nấm, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan tới vùng lông mu, gây rụng lông vùng kín sau khi sinh. Các mẹ thường sẽ có biểu hiện ngứa ngáy trong và ngoài vùng kín, khí hư ra nhiều, bốc mùi khó chịu….
– Sử dụng thuốc: Bị rụng lông vùng kín sau khi sinh cũng có thể do mẹ sử dụng 1 số loại thuốc chống viêm (do vết khâu hoặc vết mổ bị nhiễm trùng).
Như đã nói ở trên thì tình trạng rụng lông vùng kín sau khi sinh có thể xảy ra ở rất nhiều bà mẹ do những thay đổi nội tiết và việc chăm sóc “cô bé” hàng ngày. Tùy cơ địa mỗi người, có người chỉ rụng rất ít, có người rụng nhiều. Tuy nhiên, quá trình này cũng giống như rụng tóc, chỉ diễn ra trong khoảng 4 – 6 tháng đầu.
Nếu không thấy cơ thể có biểu hiện gì bất thường, đặc biệt là vùng kín không viêm, sưng, ngứa ngáy, nổi mụn thì chị em không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chú ý:
– Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để phục hồi sức khỏe. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày).
– Vệ sinh vùng kín đúng cách (rửa bằng nước ấm hàng ngày), tránh viêm nhiễm, nấm ngứa, cải thiện tình trạng rụng lông vùng kín sau khi sinh.
– Tẩy da chết vùng kín bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc dùng hỗn hợp tự nhiên chanh + bột nghệ + bột gạo + sữa chua không đường.
– Không được tùy tiện cạo lông hoặc wax lông vùng kín, tránh gây tổn thương đến vùng da nhạy cảm xung quanh “cô bé”. Nếu muốn “dọn dẹp” lông vùng kín, hãy đến các spa uy tín để được đảm bảo làm dịch vụ tốt nhất.
Khi nào cần đi khám?
Nếu mẹ bị rụng lông vùng kín sau sinh trong suốt khoảng thời gian dài, trên 6 tháng hoặc rụng quá nhiều thì có thể đây là biểu hiện bất thường nào đó của cơ thể. Cần đi thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời. Vùng kín là bộ phận nhạy cảm của cơ thể nên chị em tốt nhất không nên tùy tiện xử lý, tránh “lợn lành chữa lợn què” nhé.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Thủy giải đáp được thắc mắc của mình, về nguyên nhân bị rụng lông vùng kín sau khi sinh. Nếu không rụng quá nhiều, cơ thể hay vùng kín không có biểu hiện gì bất thường thì bạn cũng không cần lo lắng quá. Hãy thực hiện những lưu ý chúng tôi nói bên trên và đi khám nếu tình trạng này kéo dài quá lâu nhé!
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.