Rau muống là một loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe vì chúng làm chậm quá trình lão hóa, điều trị thiếu máu, khó tiêu, tốt cho mắt,.. Tuy nhiên phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết sau về 3 tác hại phổ biến của loại rau này đối với các mẹ sinh thường và sinh mổ nhé!
Nội dung bài viết
Rau muống có chứa tới 90% là nước còn lại là chất xơ, protein và vitamin C, E, sắt, kẽm, magie,.. Có thể nói đây là loại rau khá tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chị em vừa sinh đẻ xong. Tuy nhiên, một số thành phần khác của loại rau này lại có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ sau sinh.
Như các mẹ đã biết, đối với mọi vết thương hở thì đều nên kiêng ăn các loại thực phẩm dẫn đến mưng mủ hay gây ra sẹo lồi. Rau muống lại là một trong những nguyên nhân khiến vết thương của bạn trở nên lồi lõm, nhấp nhô.
Rau muống có các chất làm kích thích các sợi collagen khiến vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại được sắp xếp một cách lộn xộn, chồng chéo lên nhau dẫn tới những mô cứng gọi là sẹo lồi.
Chính vì thế, dù là sinh thường hay sinh mổ thì sau khi sinh ăn rau muống cũng không nên nếu như bạn không muốn để lại vết sẹo lồi xấu xí.
Rau muống có 2 loại là trắng và tía đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Loại rau này ngoài sử dụng để ăn còn là cây thuốc trong Đông y dùng để chữa trị bệnh.
Phụ nữ khi mới sinh xong có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không tốt vì thế cần kiêng các loại thực phẩm có tính hàn, mà rau muống lại nằm trong số đó. Sau khi sinh ăn rau muống có thể làm mẹ bị lạnh bụng, đi ngoài điều đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.
Rau muống có chứa ký sinh trùng Fasciolopsis buski, nếu như mẹ ăn rau muống chưa chín kỹ có thể gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy. Ngoài ra, đây cũng là loại rau dễ bị phun thuốc nhiều, với một hệ tiêu hóa còn non yếu nếu như không rửa rau sạch sẽ, đun sôi nấu chín thì khá là nguy hiểm. Vì thế, các mẹ sau sinh nếu ăn rau muống càng nên cẩn thận.
Tuy rau muống có những ảnh hưởng không tốt đối với các mẹ mới sinh nhưng sau khi sinh một thời gian là các mẹ đã có thể ăn chúng. Sau khi sinh ăn rau muống đúng cách vừa bổ sung các dưỡng chất có trong loại rau này cho cơ thể, vừa để thay đổi món trong bữa ăn hàng ngày. Vậy phụ nữ sau khi sinh bao lâu mới có thể ăn rau muống?
Đối với phụ nữ sinh thường và sinh mổ sẽ có thời gian kiêng cữ khác nhau. Sinh mổ thường phải kiêng lâu hơn, khả năng hồi phục vết thương cũng khá chậm. Sinh thường chỉ khâu vài mũi ở tầng sinh môn nhưng sinh mổ là cả mấy chục mũi khâu nên việc hình thành sẹo lồi xấu xí cũng dễ hơn.
Sau khoảng thời gian trên mẹ có thể ăn rau muống bình thường, tuy nhiên với các mẹ đang cho con bú thì vẫn nên ăn ít một để theo dõi phản ứng của con với loại rau đó có sao không.
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì khi vết thương khô miệng, bạn cần bôi ngay thuốc trị sẹo để tránh gây ra sẹo dài và thâm gây mất thẩm mỹ.
Trong khoảng thời gian an toàn được ăn rau muống mẹ cũng nên tìm nơi uy tín để mua nguồn rau sạch, trước khi chế biến rửa rau sạch dưới vòi nước lạnh và ngâm với nước ozone để khử trùng cẩn thận.
Thực phẩm nào cũng có 2 mặt lợi – hại của nó nếu như bạn không biết nó sử dụng đúng cách. Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các mẹ không còn suy nghĩ về việc sau khi sinh ăn rau muống được không và khi nào ăn là tốt nhất. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe!
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.