Nồng độ progesterone và estrogen khi mang thai là hai yếu tố sống còn đối với cả thai phụ và thai nhi. Đặc biệt là nếu thiếu progesterone trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu sẽ rất dễ bị sảy thai, sinh non.
Nội dung bài viết
Progesterone là một hormone quan trọng đối với khả năng sinh sản và mang thai của người phụ nữ. Đôi khi nó cũng được gọi là nội tiết tố mang thai. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì thai nhi khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Nồng độ progesterone tăng hàng tuần và đôi khi hàng ngày trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên ở giai đoạn này, chúng ta không thể dựa vào xét nghiệm nồng độ hormone progesterone để xác định một bà mẹ có đang mang thai hay không.
– Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Ngay cả khi lúc đó người mẹ chưa mang thai, nhưng cơ thể đã sẵn sàng chuẩn bị cho một sự kiện lớn. Buồng trứng lúc này đang sản xuất ra một lượng nhỏ progesterone, khoảng 0.1 – 1.5 ng/ml.
– Ý nghĩa: Chuẩn bị cho sự rụng trứng. Quá trình này thường diễn ra vào tuần thứ 2 của tuổi thai.
– Sau khi trứng rụng, hoàng thể – một cơ quan nội tiết trong buồng trứng được tạo ra trong quá trình rụng trứng sẽ bắt đầu sản xuất progesterone, khiến nồng độ hormone này tăng lên 2 ng/ml.
– Vào tuần thứ 3 của tuổi thai, sự thụ tinh mới bắt đầu xảy ra. Từ sau đó đến tuần thai thứ 4, nồng độ hormone progesterone khi mang thai lúc này tăng từ 1 – 3 ng/ml mỗi ngày cho đến khi đạt tới đỉnh là 10 – 29 ng/ml.
– Ý nghĩa: Lúc này, progesterone có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung, sẵn sàng cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
Nồng độ hormone progesterone trong thai kỳ ở tuần thứ 6 trung bình là từ 10 – 29 ng/ml. Trong đó trên 10 ng/ml là lý tưởng nhất.
– Ý nghĩa: Lúc này, progesterone có tác dụng giúp phát triển mạch máu trên khắp cơ thể, tăng lưu thông máu và đôi khi có thể gây ra ngứa, phát ban. Ngoài ra, nó còn tạo ra nút nhầy tử cung để bảo vệ thai nhi khỏi những vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.
– Từ giữa tuần thai thứ 7, nhau thai bắt đầu sản xuất progesterone thay cho hoàng thể. Điều đó khiến cho nồng độ progesterone khi mang thai tăng lên hoặc giảm xuống. Chúng ta gọi đây là giai đoạn chuyển tiếp.
– Sau tuần thai thứ 10, nồng độ progesterone bắt đầu tăng và ổn định trở lại, sau đó đạt đến đỉnh của tam cá nguyệt đầu tiên với mức 15 – 60 ng/ml. Chúng tiếp tục tăng trong suốt thai kỳ và sẽ tăng vọt nếu bà mẹ mang đa thai.
– Ý nghĩa: Mức progesterone cao hơn giúp giãn cơ trơn tử cung để em bé có không gian phát triển. Nó cũng giúp ngăn ngừa những cơn co thắt tử cung, phòng ngừa sảy thai.
Tuy nhiên, nó lại làm ảnh hưởng đến cơ trơn của đường tiêu hóa, khiến người mẹ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.
– Trong tam cá nguyệt thứ 2, sự thay đổi của nồng độ hormone progesterone khi mang thai không có nhiều biến động như giai đoạn trước đó. Nhau thai vẫn tiếp tục tiết ra một lượng hormone khiến nồng độ progesterone được duy trì ổn định trong khoảng 25.6 – 89.4 ng/ml.
– Ý nghĩa: Ngăn ngừa những cơn co thắt tử cung, phòng ngừa sảy thai cho bà mẹ.
– Ở giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 3, progesterone vẫn tăng nhưng không đạt đến đỉnh điểm như giai đoạn trước. Nồng độ hormone này rơi vào khoảng 48.4 ng/ml.
– Ý nghĩa: Duy trì sự phát triển tốt của thai nhi, phòng ngừa sinh non.
– Ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 3, progesterone có xu hướng giảm xuống, khoảng 42.5 ng/ml và càng có xu hướng giảm sâu hơn ở những ngày gần sinh.
– Ý nghĩa: Nồng độ progesterone giảm xuống ở những ngày cuối của thai kỳ có tác dụng tạo điều kiện cho những cơn co bóp tử cung xảy ra và sau đó, em bé sẽ chào đời.
– Nồng độ hormone progesterone có thể được đo trong ba tháng đầu thai kỳ để chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc đánh giá nguy cơ sảy thai.
– Trong tuần thứ 6 của tuổi thai, nếu nồng độ progesterone thấp hơn 6 – 10 ng/ml có thể báo động những nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi. Trên thực tế, nồng độ progesterone trong thai kỳ quá thấp chính là nguyên nhân gây sảy thai hàng đầu.
– Ở phụ nữ có tiền sử sảy thai từ 3 lần trở lên, trước tuần 20 của tuổi thai, bác sĩ có thể kê đơn điều trị progesterone để giảm nguy cơ sảy thai tự phát.
Estrogen là hormone sinh dục nữ, được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng. Trong cơ thể, estradiol là dạng được biết đến nhiều nhất của estrogen. Nó quyết định đến mọi đặc điểm liên quan đến ngoại hình, sức khỏe và cả khả năng sinh lý của người phụ nữ.
Trong thời gian 9 tháng thai kỳ, nồng độ estrogen cũng có những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả thai nhi và thai phụ.
– Khi chuẩn bị rụng trứng, nồng độ hormone estrogen tăng lên đỉnh điểm. Nồng độ estrogen trong giai đoạn nang noãn (trước rụng trứng) là 30 – 100 pg/ml, giai đoạn rụng trứng là 100 – 400 pg/ml, giai đoạn hoàng thể (sau rụng trứng) là 60 – 150 pg/ml.
– Ý nghĩa: Làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho trứng vào làm tổ. Đồng thời nồng độ estrogen cao cũng làm tăng nhu động của vòi trứng, giúp đón trứng và đưa trứng vào trong tử cung dễ dàng.
Trong quá trình quan hệ xâm nhập, estrogen điều khiển tuyến bartholin ở 2 bên thành âm đạo tiết nhiều chất nhờn, tạo điều kiện cho tinh trùng di chuyển và sống sót vào gặp trứng ở bên trong vòi trứng.
– Sau khi trứng được thụ tinh, estrogen tiếp tục được tiết ra từ buồng trứng và nhau thai. Nồng độ hormone estrogen trong giai đoạn đầu của thai kỳ lúc này đạt khoảng 188 – 2497 pg/ml.
– Ý nghĩa: Nếu như lúc này, nồng độ hormone progesterone khi mang thai giúp thai phụ bảo vệ an toàn cho thai nhi thì estrogen lại có tác dụng tăng cường cung cấp máu đến thai nhi, giúp ngực phát triển, đầu ngực trở nên sẫm màu.
Khi quan sát, có thể thấy rõ các mạch máu ở những vùng da mỏng như bẹn, đùi do chúng bị căng phồng.
– Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, estrogen vẫn tiếp tục được tiết ra chủ yếu từ nhau thai. Nồng độ hormone này đạt khoảng 1278 – 7192 pg/ml.
– Ý nghĩa: Đây là thời gian mà nồng độ estrogen có sự tăng vọt mạnh mẽ. Chúng thúc đẩy sự tăng trưởng của tử cung, làm phát triển tuyến vú, tăng cường sự đàn hồi của các mô liên kết, làm bao khớp mềm ra để phù hợp với sự lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, estrogen cũng vẫn tiếp tục làm tăng cường máu dưỡng đến thai nhi, kích thích sự phát triển các cơ quan trong cơ thể của em bé.
– Giống như tam cá nguyệt thứ 2, nồng độ hormone estrogen trong thai kỳ ở 3 tháng cuối vẫn được duy trì ở mức rất cao, khoảng 6137 – 3460 pg/ml.
– Ý nghĩa: Thúc đẩy tuyến vú và các ống dẫn sữa phát triển để chuẩn bị cho sự sản xuất sữa sau khi em bé chào đời. Các chức năng như làm tăng kích thước tử cung, sự đàn hồi của các mô liên kết và khớp xương vẫn được duy trì, thậm chí còn nhiều hơn vì giai đoạn này thai nhi lớn rất nhanh.
– Trong những tháng cuối của tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu sẽ thấy dấu hiệu phù nề nhiều hơn, đó chính là do estrogen làm giảm sự bài tiết natri cũng như làm căng phồng các mạch máu.
– Trong những ngày cuối của thai kỳ, estrogen giảm xuống so với trước đó, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và một em bé kháu khỉnh sẽ chào đời.
– Nồng độ progesterone khi mang thai quá thấp sẽ dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên nồng độ estrogen thấp thường không gây ra hậu quả này. Nhưng thay vào đó, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi trong tất cả các giai đoạn thai kỳ.
– Estrogen ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến sữa, do đó nồng độ estrogen quá thấp khi mang thai cũng có thể khiến bà mẹ bị ít sữa sau khi sinh con.
– Theo báo cáo báo cáo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, bé gái được sinh ra từ những bà mẹ có nồng độ hormone estrogen thấp trong thai kỳ sẽ có buồng trứng kém phát triển hơn và sau này có thể gặp khó khăn về vấn đề sinh sản.
Kết luận
Nói chung, cả nồng độ progesterone và estrogen trong khi mang thai đều có vai trò rất quan trọng đối với cả thai nhi và thai phụ. Để nhận biết kịp thời các trường hợp bị thiếu hụt hormone, hãy đi khám sức khỏe định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Nguồn: slady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.