Cây đinh lăng được biết đến là loại thuốc chữa bệnh, gia vị món ăn, trang trí nhà cửa. Vậy cây đinh lăng có mấy loại và công dụng của nó là gì? Trong Đông y, lá – thân – rễ, đâu mới là bộ phận quan trọng của loại cây này để trị bệnh? Cao đinh lăng được điều chế ra sao và tác dụng của nó như thế nào?
Đọc bài viết sau để cùng giải đáp hàng loạt các câu hỏi trên nhé!
Nội dung bài viết
Cây đinh lăng hay còn gọi là cây nam dương lâm, cây gỏi cá, là loại cây ưu ẩm, có thể chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất.
Mô tả: Cây đinh lăng nhỏ, thân nhẵn, không gai, ít phân nhánh nhưng có thể cao đến 2m, mang nhiều vết nhăn, sẹo ở thân. Lá to mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần, dài 20 – 40cm, lá chét có răng cưa nhọn, đôi khi chia thùy, gốc và đầu thuôn nhọn
Nguồn gốc: Đây là loại cây dễ trồng, nhân giống bằng cành, chỉ cần cắm cành xuống đất là cây cũng có thể sống. Cây đinh lăng có nguồn gốc ở Thái Bình Dương, được trồng ở Malaysia, Campuchia, Lào,… Ở Việt Nam, cây đinh lăng cũng được trồng ở khắp nơi từ vườn nhà cho đến đình chùa, bệnh viện.
Bộ phận có công dụng chữa bệnh: Cây đinh lăng trong Đông y được sử dụng để làm thuốc chữa trị bệnh. Vỏ rễ và lá đinh lăng có chứa saponin, alcaloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, acid amin, glycosid, phytosterol, tanin, tinh dầu và đường,… Đối với việc sử dụng cây đinh lăng để chữa trị bệnh thường người ta sử dụng phần rễ nhiều hơn là phần lá và thân vì rễ nó có nhiều dược lý hơn. Rễ cây đinh lăng càng to và để lâu năm càng có tác dụng tuyệt vời, có giá trị gần bằng với nhân sâm.
Chi Đinh lăng là thực vật có hoa, danh pháp khoa học là Polyscias, thuộc họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Đinh lăng có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar, ở Việt Nam có khoảng 7 – 8 loại đinh lăng. Có rất nhiều loại đinh lăng nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng như nhau. Có một số loại chỉ thích hợp để làm cảnh, một số làm thuốc, một số làm gia vị món ăn, thế nhưng cũng có những loại kết hợp cả những tác dụng trên.
Cây đinh lăng lá tròn là một trong số loại đinh lăng có tác dụng để chữa bệnh hiệu quả trong hầu hết các bệnh kể trên. Đinh lăng lá tròn có lá kép, thường chỉ có 3 lá chét trên một cuống dài, lá chét hình tròn, đầu tù.
Các nhà thuốc thường sử dụng loại cây này để chữa bệnh sưng đau cơ khớp, vết thương. Có thể giã nhuyễn 40g lá đinh lăng tươi, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
Cây đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là đinh lăng nếp: Thân cây nhẵn không có gai, cao khoảng 0,8 – 1,5m, lá nhỏ xẻ thành kiểu chân chim 3 – 4 lần, mép lá nhọn không đều. Đây là loại đinh lăng phổ biến ở Việt Nam có giá trị kinh tế vì có tác dụng chữa bệnh.
Đinh lăng lá nhỏ xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam, đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở các tỉnh có xuất xứ món gỏi cá như gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn, Ninh Bình. Trước đây, người dân thường dùng nó để làm hàng rào, có cây thâm niên tới cả 60-70 năm.
Nếu đinh lăng lá nhỏ được gọi là đinh lăng nếp thì cây đinh lăng lá to được gọi là đinh lăng tẻ hay đinh lăng lá ráng: Lá kép có 11 – 13 lá chét, lá chét hình mác có răng cưa to và sâu.
Sử dụng đinh lăng lá to trong chữa bệnh hoặc để làm cảnh đều được. Thường thì rễ cây đinh lăng được sử dụng nhiều, so sánh đinh lăng lá to với đinh lăng lá nhỏ có cùng độ tuổi 5 – 6 năm thì củ của đinh lăng lá to sẽ lớn hơn gấp đôi lá nhỏ. Vì thế, chúng cũng có tác dụng kinh tế không kém nhưng thiên về làm cảnh hơn.
Cây đinh lăng lá nhuyễn hay còn gọi là đinh lăng lá kim, có lá rất nhỏ, không có phiến lá rõ rệt, lá xanh vàng, cây thường sinh trưởng kém dù cùng điều kiện chăm sóc. Loại đinh lăng này không có nhiều giá trị kinh tế mà thường sử dụng để ăn kèm với món gỏi cá nên cũng được gọi là cây gỏi cá.
Cây đinh lăng rừng thực chất không có trên thị trường Việt Nam bởi nguồn gốc nó không phải cây nguyên sản mà xuất hiện ở các đảo Thái Bình Dương. Thế nhưng vẫn có nhiều người quen với cái tên gọi này khi người dân vẫn hay treo biển bán bán ở Khu du lịch Yên Tử (Quảng Ninh), dọc đường QL6 đi Hòa Bình. Người dân thường chọn những cây có rễ to, sần, nhánh rễ tua ra đem bán để những người không biết tưởng đó là đinh lăng “rừng” thật.
Cây đinh lăng lai là cây kết hợp từ đinh lăng giống với một loại đinh lăng khác hoặc cây khác cùng một chi mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Hiện nay, vùng Sông Lô (Vĩnh Phúc) đang trồng nhiều loại cây này để kiếm thêm thu nhập bởi loại cây đinh lăng lai này có phần ưu việt hơn về tốc độ sinh trưởng và phát triển.
Cây đinh lăng viền bạc hay còn gọi là cây đinh lăng lá bạc có xuất hiện tại Việt Nam nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác dụng của nó trong việc sử dụng làm thuốc. Đặc điểm của cây là lá xẻ, dáng đẹp thường dùng làm cây trang trí dưới dạng cây đinh lăng bon sai (hình ảnh cây bên dưới được nhà vườn trồng hàng loạt cung cấp cho thị trường).
Công dụng của đinh lăng đối với sức khỏe con người là rất lớn. Từng bộ phận của cây như: thân, rễ, lá có tác dụng đối với từng loại bệnh khác nhau. Vì thế người dân Việt Nam vẫn thường ví đây là một loại “thần dược” chữa trị bệnh.
Nhiều người chưa biết đến tác dụng của cây đinh lăng sẽ thắc mắc cây đinh lăng chữa được những bệnh gì? Theo kết quả nghiên cứu, trong Đông y, cây đinh lăng có thể chữa được khá nhiều bệnh thông thường chúng ta gặp phải. Chằng hạn như: ho, ho ra máu, bệnh tiêu hóa, chống độc, cảm sốt, sưng vú, ít sữa, dị ứng mẩn ngứa, đau lưng mỏi gối, chữa viêm gan và bệnh thiếu máu,…
Mỗi bộ phận của cây đinh lăng sẽ có những tác dụng khác nhau trong điều trị bệnh khác nhau.
Lưu ý: Ngoài ra, tùy vào từng loại bệnh sẽ có phương thuốc điều trị khác nhau, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của dược sỹ, không sử dụng tùy ý, bừa bãi.
Cây đinh lăng không chỉ có tác dụng chữa trị bệnh mà còn có được biết đến như một loại thuốc bổ tăng lực và cải thiện tâm trạng tiêu cực.
Thân và lá cây đinh lăng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ. Thành phần của đinh lăng có tác dụng chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể từ đó tăng lực giúp cơ thể dẻo dai hơn.
Thực hiện bài thuốc này bằng cách đem rễ đinh lăng sắc lấy thuốc uống. Rễ cây thái nhỏ, phơi ở chỗ râm mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Sau đó có thể sắc uống như nhân trần bình thường hàng ngày.
Theo như kết quả nghiên cứu, cây đinh lăng đã thử trong điều trị chống tình trạng trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng” và cho ra kết quả là đinh lăng có tác dụng làm giảm “trạng thái thất vọng”, tiêu cực, chống trầm uất.
Lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng, đặc biệt là rễ có chứa rất nhiều thành phần Saponin, nếu sử dụng không đúng liều lượng và cẩn trọng có thể làm vỡ hồng cầu, say thuốc và gặp phải các triệu chứng: mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy,… Đặc biệt, khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh thì phải lựa chọn cây có từ 3 đến 5 năm tuổi.
Hiện nay, do nhu cầu sử dụng loại “thần dược” này khá cao nên nhiều người đã bào chế cây thuốc quý này thành cao đinh lăng để tiện cho việc sử dụng. Thế nhưng sử dụng cây đinh lăng có công dụng tốt hơn hay sử dụng cao đinh lăng hiệu quả hơn thì tìm hiểu phần tiếp theo nhé!
Cây đinh lăng trong Đông y sử dụng để trị bệnh, ban đầu sau khi thu hoạch sẽ sơ chế bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô. Tùy vào nhu cầu chữa bệnh gì mà sử dụng bộ phận thân, lá, rễ của cây.
Đối với trường hợp này, bạn nên ra nhà thuốc để được bác sỹ kê đơn sao cho đúng. Còn với những cách đơn giản như đun sôi lá thì có thể tự làm tại nhà để chữa bệnh về đường tiêu hóa và tăng cường sinh lực, hồi phục cơ thể,…
Cao đinh lăng là sản phẩm được bào chế từ cây đinh lăng mà vẫn giữ nguyên được những dược tính của nó thậm chí nhà thuốc khi nấu có thể làm tăng công dụng của nó trong điều trị bệnh.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng cao đinh lăng ngày càng cao bởi sự tiện ích và hữu hiệu không thua kém gì các cây đinh lăng được sử dụng trực tiếp.
Khi sử dụng nguyên liệu trực tiếp từ cây đinh lăng, sau khi qua các khâu loại bỏ tạp chất, làm sạch và làm thơm rồi thái, nghiền hay sấy là có thể sử dụng để sắc thuốc uống được. Nó vẫn giữ nguyên được đặc tính của mình.
Đối với cao đinh lăng, sau khi thực hiện các bước cho ra nguyên liệu trực tiếp có thể sắc uống thì thêm công đoạn nấu cao ở một nhiệt độ nhất định cho nó đặc quánh. Sau đó, bảo quản cao ở túi, hộp dùng dần, không mất công sắc.
Nhưng sử dụng cao đinh lăng có giữ được đặc tính ban đầu như đối với nguyên liệu trực tiếp từ cây đinh lăng?
Câu trả lời là không vì dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm có thể tạo ra các phản ứng làm thay đổi thành phần hoá học của vị thuốc. Tuy nhiên, thông qua kinh nghiệm chế biến, pha chế của các nhà thuốc mà khi nguyên liệu được nấu thành cao sẽ thêm các phụ gia khác để thay đổi theo theo chiều hướng mong muốn về tác dụng của nó. Hầu hết là giúp sản phẩm có thêm công dụng.
Chuyên gia khuyến cáo sử dụng cao đinh lăng tốt hơn là nguyên liệu trực tiếp bởi vì:
Cao đinh lăng là một trong những thành phần hiện nay được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh. Tuy nhiên, không nên trông đợi quá nhiều vào nó. Bởi vì cây đinh lăng cũng không thể chữa bách bệnh và không phải ai cũng “ưu” nó!
BẠN CÓ BIẾT:
Cao đinh lăng là một trong những thành phần hiện nay được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh. Tuy nhiên, không nên trông đợi quá nhiều vào nó. Bởi vì cây đinh lăng cũng không thể chữa bách bệnh và không phải ai cũng hợp với nó. Cho nên, các nhà nghiên cứu mới sử dụng cao đinh lăng kết hợp với các nguyên liệu khác để mang lại kết quả hoàn hảo.
Đinh lăng là loại cây mang những tác dụng đặc biệt đối với phái đẹp. Chị em bị mất ngủ, bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt hay có hàm lượng estrogen thiếu hụt,… thì nên bổ sung ngay sản phẩm có chứa cao đinh lăng.
Trên thi trường hiện nay có các sản phẩm chứa cao đinh lăng rất phù hợp trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phái đẹp. Viên uống Slady là một lựa chọn tuyệt vời khi kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: cao thiên môn chùm, cao đinh lăng, cao huyết đằng, cao ích mẫu, cao hương phụ, cao ngải nhật.
SLady giúp phụ nữ cân bằng lại hàm lượng nội tiết tố estrogen để giảm khô hạn, tăng ham muốn, điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng của tuổi tiền mãn kinh.
Cơ chế 4 tác động có trong Slady giúp phụ nữ tăng sinh lý, hết khô hạn, cân bằng nội tiết tố, bồi bổ khí huyết và giảm stress hiệu quả. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 4867/2018/ĐKSP).
Cơ chế 1: Hết khô hạn, tăng cường sinh lý nữ:
Hoạt chất IS0FLAV0NES có trong SHATAVARI giúp bổ sung nội tiết tố và kích thích kích thích vỏ nang noãn sản sinh estrogen nội sinh. Saponin steroid giúp tăng sinh tổng hợp Estrogen trong cơ thể từ đó làm tăng độ ẩm các mô khô trong cơ quan sinh dục, tăng cường sinh lý nữ và chống lại các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Cơ chế 2: Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể:
Duy trì hoạt động ổn định của tuyến thượng thận, tuyến giáp, buồng trứng từ đó duy trì sự ổn định của các hoocmon trong cơ thể.
Cơ chế 3: Bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt:
Cao huyết đằng, cao đinh lăng, cao ngải nhật: có tác dụng bổ huyết, thông kinh lạc, khỏe gân cốt, điều hòa kinh nguyệt, giảm các triệu chứng đau bụng khi đến kỳ kinh.
Cơ chế 4: Ăn ngon, ngủ tốt, giảm stress hiệu quả:
Sau 2 - 4 ngày: Giảm stress, ngủ ngon giấc hơn. Cơ thể bắt đầu đào thải độc tố.
Sau 5 -7 ngày: Tình trạng khô hạn được cải thiện rõ rệt. Cảm nhận sinh lý tăng dần qua ham muốn. Khi quan hệ không còn bị đau rát và dễ đạt khoái cảm hơn.
Sau 15 ngày: Da sáng mịn hơn, nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng ở mức ổn định.
Bài viết trên đây mong rằng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về cây đinh lăng và những công dụng của nó. Sử dụng cao đinh lăng hợp lý, đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng trong chữa trị bệnh hiệu quả. Chúc cho phái đẹp luôn tươi trẻ, mạnh khỏe, sống vui vẻ, hạnh phúc.
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.