Cây rau ngải cứu Nhật Bản là một vị thuốc không hiếm nhưng rất quý trong Đông y. Tác dụng chữa bệnh của loại cây này, đặc biệt là vai trò trong bảo vệ sức khỏe phụ nữ đã được chứng minh qua nhiều tài liệu ghi chép và nghiên cứu khoa học.
Nội dung bài viết
– Tên gọi: Cây rau ngải Nhật, hay ngải cứu Nhật Bản có tên khoa học là Artemisia japonica, thuộc họ Cúc. Loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như ngải cứu dại, ngải hoang, mẫu hao.
– Phân bố: Cây phân bố ở những ngọn đồi đầy nắng và gió, bìa rừng, bụi cây và lề đường ở Nhật Bản, vì vậy nên mới có tên gọi là ngải Nhật. Ngoài ra, loại cây này cũng mọc rải rác ở nhiều khu vực khác của châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…
Ngải Nhật là loại cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc hơi chịu bóng nếu mọc lẫn với những cây bụi khác. Chúng thường mọc thành từng đám liên tục trên những bãi hoang, đất ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng là từ 13 – 18 độ C.
– Mô tả: Cây rau ngải Nhật ở Nhật Bản và các quốc gia khác mặc dù có môi trường sống không hoàn toàn giống nhau, nhưng hình dáng của chúng không khác nhau là mấy.
Hạt có thể nảy mầm thành cây nhưng người ta thường trồng bằng một đoạn thân của nó.
– Bộ phận dùng làm thuốc: Phần ở trên mặt đất.
– Thu hái và sơ chế: Người ta thu hái cây rau ngải cứu Nhật Bản bằng cách cắt lấy phần thân trên mặt đất rồi phơi hoặc sấy khô. Từ gốc của cây rau ngải Nhật sẽ tự đâm chồi nảy lộc và nhanh chóng phát triển thành những đám ngải mới.
Cây rau ngải cứu Nhật Bản có nhiều ý nghĩa trong y học. Trong Đông y, loại cây này có vị cay, tính hơi ôn, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ.
Phần trên mặt đất của cây ngải Nhật chứa 0.026 – 0.2% tinh dầu, ngoài ra còn có cholin, adenin, inulin, chất nhựa, tanin, vitamin A, B, C và nhiều dưỡng chất khác.
Khi nhắc đến công dụng của cây rau ngải cứu Nhật Bản, chúng ta có thể tóm tắt lại như sau:
– Nước sắc lá cây rau ngải cứu Nhật Bản có công dụng lợi tiểu do nó chứa một lượng kali nhất định. Nó cũng thường được dùng trước kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, chữa rong kinh, băng huyết.
– Histamin và acetylcholin trong cây rau ngải Nhật có khả năng ức chế co thắt cơ trơn ruột, ức chế co thắt phế quản (nghiên cứu thực hiện trên chuột lang).
– Tinh dầu cây rau ngải cứu Nhật Bản có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, đồng thời kích thích làm cho say, gây hưng phấn. Thậm chí dùng quá nhiều có thể gây điên cuồng.
– Nước cất lá ngải Nhật có thể điều trị hiệu quả bệnh khớp và chấn thương phần mềm.
– Trong y học cổ truyền Trung Quốc, lá của cây rau ngải Nhật có thể dùng làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt, chữa tiêu chảy, bồi bổ toàn thân.
– Đem thân và lá ngải Nhật phơi khô rồi đốt và hít khói có thể chữa hen phế quản.
– Trong y học Ấn Độ, lá và ngọn đang có hoa của cây rau ngải cứu ở Nhật Bản có thể mang hãm rồi lấy nước uống chữa bệnh thần kinh, co thắt, giúp long đờm, giảm đau xương khớp, trừ giun, sát trùng.
– Ở vùng trung tâm Haiti, người dân vẫn dùng lá ngải Nhật sắc uống, làm thuốc chữa nôn.
– Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, chồi non của rau ngải cứu Nhật Bản được dùng để trị viêm gan, vàng da, viêm túi mật, chống viêm, giảm đau, lợi tiểu.
– Chữa khí hư: Đem chưng lá ngải Nhật với trứng gà, ăn hàng ngày.
– Chữa băng huyết: Sắc lá ngải cứu Nhật khô với gừng khô, hòa với a giao sao tán nhỏ, uống ngày 3 lần.
– Chữa kinh chậm, lượng ít, kinh nhạt hoặc màu xám đen: Dùng rau ngải cứu Nhật Bản, thục địa, đảng sâm mỗi vị 12g; xuyên khung, hà thủ ô mỗi vị 10g; can khương, xương bồ mỗi vị 8g sắc uống hàng ngày.
– Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều: 20g lá cây rau ngải Nhật Bản khô, đun với 100m nước đến khi còn 20ml, cho thêm một ít đường, chia làm 2 lần uống từ ngày bắt đầu hành kinh.
– Chữa đau bụng sau khi hành kinh: Ngải cứu Nhật 8g, đảng sâm 16g; hoài sơn, bạch truật, hà thủ ô, kê huyết đằng, ngưu tất mỗi vị 12g; nhục quế, can khương mỗi vị 6g sắc uống hàng ngày.
– Chữa băng huyết, rong huyết: Ngải cứu Nhật 12g, thục địa 16g; bạch thược, cao sừng hươu mỗi vị 12g; đương quy, xuyên khung, a giao, phụ tử chế mỗi vị 8g; tán khương 6g sắc uống hàng ngày.
– Cách bào chế: Cao ngải Nhật được làm từ cây rau ngải cứu Nhật Bản. Sau khi thu hái, thân và lá ngải Nhật được làm sạch, sau đó đun với nước và các phụ liệu ở nhiệt độ cao cho đến khi cô đặc thành dạng keo. Tùy từng mục đích mà cao có thể ở dạng cao lỏng, cao mềm hoặc cao rắn.
Người ta bào chế ngải cứu Nhật thành cao vừa là để tăng thời gian bảo quản mà không cần đến hóa chất, vừa làm tăng dược tính của loại cây này.
– Công dụng: Về cơ bản thì công dụng của cao ngải cứu Nhật Bản cũng tương tự như cây rau ngải Nhật đơn thuần. Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung một số tác dụng của cao ngải Nhật như sau:
Nhờ vào công dụng chữa bệnh tuyệt vời, hiện nay cây rau ngải cứu Nhật Bản đã trở thành thành phần quen thuộc trong rất nhiều bài thuốc, đặc biệt là các bài thuốc chữa bệnh ở phụ nữ. Với người không có chuyên môn, chỉ nên sử dụng với liều nhỏ hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc để tránh những độc tính không mong muốn.
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.