Bị tăng nội tiết tố PRL trong máu là gì? Điều trị như thế nào?

0

Bị tăng nội tiết tố PRL trong máu có thể xảy ra ở cả hai giới, và là một trong nguyên nhân dẫn đến việc khó mang thai, thậm chí vô sinh. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được nhiều biến chứng đáng tiếc.

bị tăng nội tiết tố PRL trong máu
Bị tăng nội tiết tố PRL trong máu là gì?

Nội tiết tố PRL là gì?

Nội tiết tố PRL là tên viết tắt của hormone prolactin được tiết ra từ thùy trước tuyến yên, là một loại nội tiết tố, một loại peptide, được mã hóa bởi gen prolactin. PRL có trong cơ thể của cả nam và nữ, tuy nhiên đa số chúng ta đều mặc định rằng nó là hormone của nữ giới.

Trong cơ thể, nội tiết tố PRL có rất nhiều vai trò:

  • PRL tăng cao trong thời gian mang thai để chuẩn bị cho sự tiết sữa. Sau khi sinh con, PRL cần được duy trì ở mức cao để kích thích tuyến vú bài tiết sữa.
  • PRL có vai trò trong quá trình trao đổi chất và điều hòa hệ thống miễn dịch, liên quan đến chu kỳ sinh trưởng, biệt hóa và chống lại sự chết của tế bào theo chương trình; ảnh hưởng đến sự tạo máu, đông máu.
  • Ở nam giới, PRL có vai trò nhất định trong việc điều tiết hormone giới tính, tinh trùng và ham muốn.
bị tăng nội tiết tố PRL trong máu
PRL là hormone tiết sữa quan trọng của phụ nữ

Bị tăng nội tiết tố PRL trong máu là gì?

Ở người Việt Nam, nồng độ PRL trong máu bình thường của nam giới là 110 – 510 mU/l, của nữ là 80 – 600 mU/l tùy từng thời điểm. Nếu kết quả xét nghiệm trả về nồng độ PRL cao quá mức quy định thì có nghĩa là bị tăng nội tố PRL trong máu.

Nguyên nhân khiến người bệnh bị tăng nội tiết tố PRL trong máu

Bị tăng nội tiết PRL trong máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Ở phụ nữ, sự tăng cao của PRL trong máu xảy ra trong quá trình mang thai và cho con bú. Đây được coi là hiện tượng bình thường, không có gì phải lo lắng.

– U tuyến yên prolactin là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tăng nội tiết tố PRL trong máu, chiếm khoảng 90%.

– Do tác động của một số loại thuốc như thuốc phiện, thuốc đối kháng H2…

– Do các bệnh lý khác: suy giáp, suy thận, u hạt…

– Stress và hoạt động kích thích núm vú cũng có thể làm tăng PRL.

bị tăng nội tiết tố PRL trong máu
Stress kéo dài có thể là nguyên nhân khiến chúng ta bị tăng nội tiết tố PRL trong máu

Tăng nội tiết tố PRL trong máu nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù được nhắc đến như một loại hormone đặc trưng của nữ giới, nhưng PRL hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến cả 2 giới nếu như người đó bị tăng nội tiết tố PRL trong máu. (Ngoại trừ trường hợp người mẹ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú).

– Đối với nam giới:

  • Suy giảm ham muốn và khả năng tình dục, có thể rối loạn cường dương.
  • Phát triển tuyến vú nhiều nhưng không có sự chảy sữa.
  • Suy giảm chất lượng tinh trùng, làm giảm khả năng có con.
  • Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, béo phì.
  • Suy giảm thị lực, đau đầu không rõ nguyên nhân.

– Đối với nữ giới:

  • Kinh nguyệt ít hoặc vô kinh.
  • Hay chảy sữa ở tuyến vú ngay cả khi không mang thai hoặc sinh con.
  • Suy giảm tình dục, khó có thai, có thể dẫn đến vô sinh.
  • Rậm lông, trầm cảm.
  • Suy giảm thị lực, đau đầu không rõ nguyên nhân.

Trong đó, người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng vô sinh do bị tăng nội tiết tố PRL trong máu.

bị tăng nội tiết tố PRL trong máu
Bị tăng PRL máu nếu không điều trị có thể làm giảm khả năng có con

– Đối với cả 2 giới: Đối với trường hợp bị tăng nội tiết tố PRL trong máu do u tuyến yên, đa phần đều là u lành tính, nhưng khi khối u bị phì đại, thị lực, não và tuyến yên của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng.

Điều trị tăng nội tiết tố PRL trong máu như thế nào?

Điều trị tăng nội tiết tố PRL trong máu có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

– Tăng PRL trong thời gian mang thai và cho con bú không cần phải điều trị, bởi vì sau khi dừng cho con bú, PRL máu sẽ trở về mức bình thường.

– Nếu tăng PRL máu do thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và ngừng thuốc.

– Nếu bị tăng PRL máu do suy giáp thì điều trị bằng thyroxin.

– Nếu bị tăng nội tiết tố PRL trong máu do u tuyến nhỏ mà không muốn có thai thì có thể dùng uống thuốc tránh thai estrogen để làm giảm PRL và giảm thiểu nguy cơ kích thích adenoma tuyến yên to lên.

– Nếu tăng PRL máu do u tuyến to và người bệnh muốn phục hồi khả năng sinh đẻ thì có thể điều trị bằng dopamin.

– Nếu tăng PRL máu do có u to và nguy cơ vỡ gây tràn máu hố yên hoặc người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc thì cần điều trị bằng phẫu thuật giảm áp qua đường xương bướm.

bị tăng nội tiết tố PRL trong máu
Phẫu thuật giảm áp qua đường xương bướm được thực hiện để điều trị tăng PRL máu

– Nếu tăng PRL do u to và tiếp tục phát triển dù được điều trị thì cần phải sử dụng tia xạ. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng.

Để xác định mình có bị tăng nội tiết tố PRL máu hay không, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ (như đã kể ở trên), hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm và phát hiện kịp thời.

Nguồn: SLady.com.vn

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.