Có những người phụ nữ rất kỳ lạ, họ tự nhiên la hét, khóc lóc, ngất xỉu rồi tự tỉnh khi có đàn ông chạm vào người. Trong dân gian, người ta gọi đó là bệnh phụ nữ thiếu đàn ông. Những người mắc bệnh này rất thích đàn ông, có phần dâm đãng, lăng loàn nên chẳng có gì tốt đẹp.
Nhưng đó chỉ là những đánh giá theo quan điểm dân gian mà thôi. Còn dưới góc độ khoa học thì sao? Đây có thật sự là bệnh thiếu hơi đàn ông không? Những người phụ nữ đó có thật sự “đáng ghét” đến như vậy không? Căn bệnh này còn điều gì bí ẩn mà chúng ta chưa kịp khám phá?
Nội dung bài viết
Trên thực tế, có mấy ai định nghĩa được bệnh phụ nữ thiếu đàn ông là gì? Người ta chỉ biết bệnh này hay gặp ở phụ nữ, đa phần là những cô gái trẻ, đàn bà trung niên, và đặc biệt là những bà góa chồng. Khi “lên cơn”, họ co giật liên hồi, khóc lóc, hoang tưởng. Thế nhưng chỉ cần một đám thanh niên trai tráng “bâu” lại là lập tức tỉnh ngay. Ngược lại, đàn bà con gái nếu lại gần thì sẽ càng giãy giụa, gào thét.
Lúc đầu, họ coi đây là bệnh thần kinh nhưng sau nhiều lần như thế, họ rút ra kết luận: Đó chính là bệnh thiếu hơi đàn ông mà ra.
Trong các ghi chép của Hippocrates, ông có nói đến bệnh Heracles với hội chứng chuyển động tử cung đến những nơi khác nhau trên cơ thể người phụ nữ. Để chữa bệnh, nên mang thai vì giao hợp sẽ làm ẩm tử cung.
Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, phương Tây vẫn coi đây là bệnh của phụ nữ liên quan đến rối loạn tử cung và tình dục, gọi là Hysteria, hay trong tiếng Hy Lạp là Hystera. Cách chữa trị phổ biến là xoa bóp vùng kín bằng tay hoặc dụng cụ để tạo cực khoái.
Dựa vào những lý thuyết này, có vẻ như cái tên bệnh phụ nữ thiếu đàn ông lại càng có cơ sở. Người ta cũng mặc định người phụ nữ mắc bệnh đó một là do thiếu hơi đàn ông lâu ngày, hai là do nhu cầu, ham muốn quá cao. Và đương nhiên, họ sẽ chẳng nhận được cái nhìn tốt đẹp gì từ những người xung quanh.
Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) do WHO xuất bản lần đầu năm 1992, Hysteria đã được coi là một rối loạn phân ly, liên quan đến tâm lý, não bộ chứ không phải là bệnh phụ nữ thích đàn ông, thiếu đàn ông như mọi người vẫn nghĩ.
Khi phát bệnh, người phụ nữ thường phản kháng rất mạnh với các tác động từ bên ngoài, họ trở nên khỏe mạnh lạ thường và chỉ có những người nam giới cường tráng mới có thể ngăn cản được, hoàn toàn không phải vì thấy “hơi” đàn ông nên khỏi bệnh.
Tuy nhiên cho đến nay, những định kiến của mọi người dành cho căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa chấm dứt.
Không chỉ tên gọi mà nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị “bệnh phụ nữ thiếu đàn ông” vẫn là những điều bí ẩn khó lý giải của y học.
– Nguyên nhân chính được cho là do các chấn thương tâm lý vì các nghiên cứu không tìm thấy tổn thương thực thể ở não bộ. Theo đó, những người có nhân cách yếu (nhân cách ở đây là khái niệm riêng trong y học, không phải là nhân cách trong đạo đức) thường dễ bị bệnh hơn.
Theo đó, bệnh phụ nữ thiếu đàn ông thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ hoặc phụ nữ trung niên, người đã từng trải qua những cảm xúc tiêu cực mạnh. Khi trạng thái tiêu cực đó không được giải tỏa, não bộ sẽ xuất hiện các rối loạn phân ly như một cơ chế tự vệ để làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Đàn ông cũng có thể bị bệnh, nhưng vì “nhân cách” của họ mạnh hơn nên tỷ lệ mắc bệnh hiếm hơn.
– Các yếu tố thuận lợi để bệnh hình thành và tấn công là những người thiếu tự chủ, được nuông chiều từ nhỏ. Khi gặp biến cố dù chỉ rất nhỏ, họ cũng coi đó là cú sốc to bằng cả vũ trụ và rất khó để vượt qua.
Triệu chứng của Hysteria – bệnh phụ nữ thích đàn ông thường dễ bị nhầm lẫn với rối loạn thần kinh thực vật hay tâm thần do có nhiều điểm tương đồng:
– Rối loạn vận động: Người bệnh có xu hướng co giật, nhảy múa, run rẩy, đôi khi lại tê liệt toàn thân.
– Rối loạn cảm giác: Tăng hoặc mất cảm giác đau ở một số khu vực trên cơ thể.
– Rối loạn giác quan: Mù, điếc, mất vị giác, khứu giác tạm thời.
– Rối loạn tâm thần: Hoang tưởng về các sự vật, hiện tượng không có thật, biểu lộ cảm xúc thái quá.
– Sững sờ phân ly: Người bệnh bị bất động trong một khoảng thời gian, không phản ứng với các tác động từ bên ngoài.
– Mất ý thức tạm thời: Người bệnh thực hiện các hành động khác thường như có ai đó đang điều khiển phía sau.
Cần lưu ý rằng “bệnh phụ nữ thiếu đàn ông” ở mỗi người là không giống nhau. Các triệu chứng chỉ mang tính tham khảo tương đối, không sử dụng để áp đặt hoàn toàn lên người bệnh.
Tại nhiều tỉnh thành như Bắc Kạn, Thừa Thiên – Huế, Phú Yên đã xuất hiện các vụ học sinh nữ co giật, buồn nôn rồi ngất xỉu hàng loạt. Trong đó, nhiều trường hợp được kết luận là mắc chứng rối loạn phân ly – Hysteria. Tuy nhiên, y học vẫn chưa thể khẳng định là bệnh này có lây hay không.
Nhiều nghiên cứu của các nhà tâm thần học khẳng định Hysteria có thể xảy ra ở một cá nhân, cũng có thể xảy ra ở cả một tập thể có chung những nỗi bức xúc, áp lực trong tâm lý. Do đó khi một người phát bệnh, những người còn lại cũng có xu hướng “lên cơn” theo để giải tỏa căng thẳng tâm lý. Hiện tượng này được gọi là rối loạn phân ly tập thể.
Một khảo sát tại nước ta cho rằng rối loạn phân ly tập thể có liên quan đến chế độ dinh dưỡng, bằng chứng là trong số các em học sinh bị ngất xỉu hàng loạt, có đến 50% bị thiếu Kcal trong bữa sáng.
Bệnh phụ nữ thích đàn ông – Hysteria không có tổn thương thực thể nên chủ yếu điều trị bệnh dựa vào liệu pháp tâm lý. Trước tiên là cách ly người bệnh khỏi môi trường áp lực, sau đó tiến hành điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong đó, liệu pháp thôi miên, xoa bóp, bấm huyệt, bổ sung vitamin, để người bệnh nghỉ ngơi thư giãn cho hiệu quả khá khả quan.
Ngoài ra, sự ủng hộ, thông cảm từ phía người thân, gia đình và bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu sau khi chữa khỏi mà người bệnh bị mọi người xung quanh chế giễu, bệnh rất dễ tái phát.
Bệnh phụ nữ thiếu đàn ông không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho cả người bệnh và cả những người xung quanh. Tích cực chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống là cách tốt nhất để phòng bệnh và ngăn chặn những cơn tái phát.
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.