Trong Đông y, Tinh, Khí, Huyết, Tân dịch và Thần là 5 vật chất cơ bản nhất của sự sống. Mọi vấn đề sức khỏe, nhất là ở cơ thể phụ nữ đều do những bất thường về khí huyết mà ra.
Với con người, đặc biệt là phụ nữ, có rất nhiều bất ổn về khí huyết, trong đó phải kể đến khí huyết hư nhược, khí trệ huyết ứ, khí huyết nóng hay khí huyết hư hàn. Trong đó, mỗi tình trạng khác nhau của khí huyết lại gây ra những triệu chứng, bệnh lý riêng biệt mà chúng ta phải soi vào gốc rễ của nó mới tìm được cách trị bệnh lâu dài.
Nội dung bài viết
Khí là vật chất cực nhỏ, hoạt động rất mạnh và liên tục trong cơ thể. Phế là cơ quan chủ khí, Thận là cơ quan chứa khí. Trong cơ thể con người nói chung và phụ nữ nói riêng, Khí đều xuất phát từ Phế và thu nạp về Thận. Khí có vai trò duy trì và điều tiết sự chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể. Vận động của khí dừng cũng có nghĩa là sự sống chấm dứt.
Huyết là chất dịch màu đỏ, ý chỉ máu trong cơ thể con người, có nguồn gốc từ đồ ăn thức uống, được Tỳ Vị khí hóa mà thành. Huyết luân chuyển khắp nơi để nuôi sống cơ thể.
Vậy thì Khí và Huyết trong Đông y là gì? Khí huyết chính là những thứ vật chất hoạt động liên tục trong cơ thể để suy trì sự sống. Khí huyết rất quan trọng đối với con người, đặc biệt là phụ nữ.
Giải thích Khí huyết trong âm dương: Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, cũng là nguồn gốc của sinh trưởng lão tử.
Trong cơ thể con người, dương khí giống như không trung có được ánh sáng từ mặt trời. Dương khí của con người phần trong sẽ sinh hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng thần, còn phần ngoài thì sinh hóa ra khí nhu hòa để nuôi dưỡng gân.
Ban ngày, dương khí chủ yếu bảo vệ phần ngoài thân thể. Dương khí sinh ra vào lúc sáng sớm, rất thịnh vào giữa trưa, suy kém vào lúc mặt trời lặn và khí môn khép kín lại khi trời tối.
Âm tàng tinh mà giữ ở trong, được dương bên ngoài bảo vệ. Âm dương phải cân bằng thì con người mới khỏe mạnh. Nếu âm không thắng dương thì mạch sác, phát cuồng. Ngược lại dương không thắng âm thì khí của ngũ tạng sẽ giao tranh với nhau mà chín khiếu không thông, ngũ tạng bất hòa.
Âm dương phải cân bằng thì gân mạch mới điều hòa, xương tủy vững chắc, khí huyết vận hành, tà khí không xâm hại được, chính khí vững mạnh như thường.
Âm và dương luôn luôn phải gắn chặt với nhau, một khi âm dương tách rời, tinh khí sẽ tuyệt.
Ngoài Khí và Huyết, trong cơ thể còn có Tinh, Tân dịch và Thần.
Trong Đông y thì Tinh, Khí, Huyết, Tân dịch và Thần được coi là 5 vật chất cơ bản nhất của sự sống.
Tinh là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng. Trong cơ thể người, Tinh chính là cơ sở của sự sống. Tinh đầy đủ thì sức sống mạnh mẽ, ngược lại Tinh yếu kém sẽ làm sức sống giảm, dễ mắc bệnh tà.
Tinh trong cơ thể người có 4 chức năng cơ bản:
Trong y học cổ truyền, tinh gồm Tinh tiên thiên, Tinh hậu thiên, Tinh sinh dục và Tinh tạng phủ. Mặc dù là 4 tinh riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
– Tinh tiên thiên: Được hiểu là tinh do cha mẹ truyền lại cho con, hay trong y học hiện đại chính là các đặc tính di truyền. Tinh tiên thiên là yếu tố quyết định sự hoàn thiện về cấu trúc, hình thái của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
Điều này có nghĩa là Tinh tiên thiên khỏe mạnh sẽ cho ra một hình hài mạnh khỏe, ngược lại Tinh tiên thiên khiếm khuyết sẽ đưa đến những bệnh lý mang tính di truyền hoặc bẩm sinh.
– Tinh hậu thiên: Được hiểu là tinh từ đồ ăn, thức uống hàng ngày. Thức ăn sau khi được dạ dày tiêu hóa, hấp thu sẽ đi khắp châu thân để cung cấp dinh dưỡng cho các Tạng Phủ. Ngoài ra, một phần Tinh hậu thiên sẽ được chuyển hóa thành khí để duy trì hoạt động của toàn bộ cơ thể.
Điều này có nghĩa là Tinh hậu thiên đầy đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh khoan khoái, ngược lại Tinh hậu thiên mà yếu kém sẽ dẫn đến các rối loạn về dinh dưỡng.
Mối quan hệ giữa tinh tiên thiên và tinh hậu thiên:
– Tinh sinh dục: Được hiểu là tinh của thận, đảm nhiệm chức năng điều hòa hoạt động của Tạng Phủ, nhất là chức năng sinh dục ở nam và nữ.
Điều này có nghĩa là nếu Tinh sinh dục khỏe mạnh sẽ đảm bảo được sự phát dục và sinh dục bình thường. Ngược lại nếu Tinh sinh dục bị rối loạn, thể chất con người có thể bị rối loạn hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về giới tính.
– Tinh Tạng Phủ: Được hiểu là những vật chất cơ bản cấu tạo nên các cơ quan Tạng Phủ. Thực chất Tinh tạng phủ chính là tinh tiên thiên được khí hóa mà thành, sau đó được Tinh hậu thiên không ngừng bổ sung, thúc đẩy.
Khi Tinh tạng phủ bị rối loạn, chức năng của chính các Tạng Phủ đó sẽ bị ảnh hưởng.
Như đã nói, Khí là những vật chất cực nhỏ hoạt động trong cơ thể. Đông y còn giải thích rằng Khí chính là hoạt động của các Tạng Phủ, khí quan trong cơ thể. Và thực chất ra thì Khí cũng là những chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thức ăn vận hành, tuần hoàn trong cơ thể.
Trong Đông y, Khí gồm có Khí tiên thiên và Khí hậu thiên.
– Khí tiên thiên: Hay còn gọi là Nguyên khí, là khí do Tinh tiên thiên hóa sinh thành. Khí tiên thiên đảm nhiệm chức năng thúc đẩy mọi hoạt động của Tạng Phủ.
Điều này có nghĩa là nếu Khí tiên thiên đầy đủ thì sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại nếu như Khí tiên thiên khiếm khuyết thì sẽ làm thiếu hụt nguyên khí, cơ thể yếu ớt.
– Khí hậu thiên: Được hiểu là khí hóa sinh từ đồ ăn thức uống, kết hợp cùng với khí trời. Khí hậu thiên lại gồm có Tông khí, Dinh khí và Vệ khí.
Trong cơ thể, Tận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh sẽ thành Huyết. Tỳ khí hóa tinh hoa thủy cốc, rồi Tâm Phế khí hóa cũng sẽ thành Huyết. Vì thế nên người ta mới nói rằng Khí sinh Huyết.
Huyết chính là dòng máu luân chuyển không ngừng trong cơ thể con người.
Người nào có Huyết hư sẽ thấy mệt mỏi, sắc môi nhợt nhạt, da khô, lông thưa, thường xuyên hoa mắt chóng mặt.
Người nào có Huyết bị ứ trệ, không lưu thông được sẽ tím tái toàn thân, sưng phồng cục bộ.
– Tân: Do Tỳ vận hóa thăng phần thanh lên Phế mà thành, thực chất là cũng sinh ra từ đồ ăn thức uống. Tân qua tác dụng tuyên phát của Phế sẽ phân bố đi khắp cơ thể, cả cơ nhục, bì phu để ôn dưỡng cơ nhục, tươi nhuận da lông. Tân cũng bao gồm cả nước bọt, dịch vị, dịch trường, nước tiểu và mồ hôi.
Dưới sự túc giáng của Phế, Tân sẽ trở thành trọc theo Tam tiêu xuống Bàng quang. Ở đây, dưới tác động của Thận Khí, Tân sẽ trở thành 2 phần: Phần thanh được đưa trở lại Phế, phục nguyên thành Tân dịch mới. Còn phần trọc sẽ biến thành nước tiểu, thải ra ngoài.
– Dịch: Cũng do Tỳ Vị hóa sinh từ đồ ăn thức uống. Dịch có ở dịch não tủy hoặc dịch khớp. Dịch đậm đặc hơn so với Tân.
Thần là khái niệm chỉ chung về hoạt động tinh thần của con người. Thần do Tinh tiên thiên sinh ra, và do Tinh hậu thiên nuôi dưỡng.
Khi Thần bị rối loạn, con người sẽ có biểu hiện bị hôn mê, trầm uất, cuồng sảng, rối loạn hành vi và ngôn ngữ. Một người đánh mất Thần, cũng sẽ có nghĩa là đã chết.
Mọi vấn đề của sức khỏe đều là những bất ổn về Khí và Huyết mà ra. Khi đó, người ta gọi đó là bệnh Khí huyết.
– Khí huyết hư nhược là gì? Trong y hoc cổ truyền, Khí huyết hư nhược, bệnh Khí huyết kém hay còn gọi là chứng Khí huyết đều hư, bệnh Khí huyết lưỡng hư, Khí huyết xấu, Khí huyết yếu, Khí huyết bất túc, Khí huyết hư tổn, Khí huyết bất hòa, Khí huyết hư suy xảy ra khi Nguyên khí bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, Khí không sinh Huyết làm cho cả Khí và Huyết đều bị hao tổn.
– Nguyên nhân của tình trạng khí huyết kém là gì? Thường là do ăn uống thiếu thốn, bị nội thương hoặc ốm lâu không khỏi, mất Huyết hao Khí.
– Triệu chứng của khí huyết kém là gì? Khi bị Khí huyết hư nhược, Khí huyết kém , cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng điển hình như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hụt hơi, mất ngủ, da dẻ xanh xao, chân tay tê dại, móng tay chân nhợt nhạt, nếu là đàn bà phụ nữ thì còn kèm theo chứng kinh ít.
Chứng Khí huyết hư nhược thường gặp trong các bệnh hư lao, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, huyết vựng hay những bệnh có tính xuất huyết.
– Khí trệ huyết ứ là gì? Khí trệ huyết ứ, hay còn gọi là ứ trệ Khí huyết, Khí suy Huyết ứ là hiện tượng khí huyết lưu thông kém. Đây cũng là nguyên nhân gây ra phần lớn bệnh ở con người, đặc biệt là phụ nữ.
Nguyên nhân dẫn đến Khí trệ thường là do bệnh tà xâm nhập, yếu tố ngoại thương gây nên.
Khi bị mắc phải chứng Khí trệ, con người thường xuất hiện một số triệu chứng như bụng trương đầy khó chịu, đau lúc nặng lúc nhẹ, ợ hơi, trung tiện khó khăn.
Chứng Khí trệ thường gặp trong các bệnh như Phúc thống, Vị quản thống, Yêu thống, Thống kinh và uất chứng, Hiếp thống.
Nguyên nhân dẫn đến Huyết ứ cũng thường do các tác động bên ngoài như té ngã hoặc cũng có thể do nội thương như xuất huyết, lao thương quá độ.
Khi mắc phải chứng Huyết ứ, con người thường xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, đau đầu, thổ huyết, đau mỏi toàn thân.
– Khí huyết nóng là gì? Khí huyết nóng, hay còn gọi là chứng Huyết nhiệt, Khí huyết hư nhiệt là hiện tượng Huyết phận bị nhiệt hoặc nhiệt tà xâm phạm.
– Nguyên nhân dẫn đến chứng Khí huyết nóng là gì? Chủ yếu do ngoại cảm nhiệt tà, ăn uống thiên lệch hoặc tình chí uất kết gây ra.
– Triệu chứng của khí huyết nóng là gì? Người mắc phải chứng Khí huyết nóng thường xuất hiện một số triệu chứng như nóng về ban đêm, phát ban, cơ thể vật vã, miệng khát, nôn ra huyết, đại tiện ra huyết, mũi xuất huyết. Nếu là phụ nữ thì kèm theo rối loạn kinh nguyệt.
Chứng Khí huyết nóng thường gặp trong các bệnh sường dương, huyết chứng, băng lậu, kinh nguyệt đến sớm.
– Khí huyết hư hàn là gì? Khí huyết hư hàn, hay chứng Huyết hàn là trường hợp tà khí âm hàn xâm phạm vào Huyết phận hoặc do Khí hư không được sưởi ấm mà ra.
– Triệu chứng của chứng khí huyết hư hàn là gì? Người mắc phải chứng Khí huyết hư hàn thường xuất hiện một số triệu chứng như chân tay lạnh, tê bì, đau vùng ngực bụng nhưng gặp nóng thì đỡ, rối loạn kinh nguyệt, da dẻ không nhuận.
Chứng Khí huyết hư hàn thường gặp trong các bệnh Thoát hư, Đống thương, Trúng hàn, Phúc thống hay kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
Tinh, Khí, Huyết, Tân dịch và Thần nói chung; Khí huyết nói riêng là gốc rễ của sự sống. Khí huyết bình thường thì con người khỏe mạnh. Khí huyết bất thường thì con người ốm yếu.
Khi chữa bệnh, luôn luôn phải chiếu cố Khí huyết, Nguyên khí trước tiên, Khí lấy thông làm thuận thì mới mang lại hiệu quả nhanh chóng, lâu dài.
Nguồn: SLady.com.vn
Tìm kiếm liên quan: Khí huyết theo Đông y, khí huyết kém là gì, khí huyết hư là gì.
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.