Bất ngờ chia sẻ cách chữa hậu sản đuôi lươn của một sản phụ

0

“Đã mẹ nào nghe nói tới bệnh hậu sản đuôi lươn là gì chưa? Cái tên nghe thật kỳ lạ và đáng sợ nhưng mình dám chắc nhiều chị em đã và đang gặp phải. Từng ám ảnh bị hậu sản đuôi lươn và bây giờ em đã được chữa khỏi hoàn toàn. Bí quyết không có gì khó, vậy xin chia sẻ để chị em áp dụng”.

Hậu sản đuôi lươn không hề hiếm gặp
Hậu sản đuôi lươn không hề hiếm gặp

(Chia sẻ trên là của chị Thanh Hằng (28 tuổi – Hà Tĩnh) sau khi sinh em bé thứ 2 chị bị hậu sản đuôi lươn và bài viết dưới đây là câu chuyện của chị).

Bệnh hậu sản đuôi lươn và triệu chứng kỳ lạ ở cổ họng

Nói tới bệnh hậu sản đuôi lươn sau khi sinh là gì chắc nhiều mẹ vẫn còn lạ lẫm đúng không? Lúc mới đầu bị bệnh em cũng không hề biết mình đang gặp phải vấn đề gì nhưng trải qua quá trình tìm hiểu và chữa trị một thời gian em mới biết đây là bệnh hậu sản đuôi lươn

Sinh bé thứ hai được hơn 5 tháng em bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, cổ họng cảm giác có vật gì đó vướng bên trong, rất khó chịu. Tưởng có đờm nhưng không phải, khạc nhổ thế nào cũng không ra. 

Ông xã em thấy thế cầm đèn soi cổ họng cũng không thấy sưng hay có dị vật gì. Cả ngày cứ khạc khạc, nhổ nhổ em càng trở nên cáu gắt, tính tình thay đổi, ăn không ngon miệng , sức khỏe kém đi. 

Cũng bởi vậy mà bé Bống không đủ sữa bú, thức đêm thức hôm vì con quấy khóc, khát sữa lại khiến cho cảm giác bị vướng víu ở cổ họng tăng thêm. Nghĩ lại giờ em vẫn “nổi da gà” các chị em ạ.

Vì sao có tên là hậu sản đuôi lươn?

Sở dĩ có tên gọi là hậu sản đuôi lươn vì cảm giác như có đuôi con lươn vướng trong cổ họng, bệnh này thường gặp ở chị em phụ nữ sau khi sinh từ 5 –  7 tháng” – Đây là giải thích của một bác sĩ phòng khám đông y gần nhà mà em đã khám.

Hậu sản đuôi lươn có triệu chứng vướng cổ như đuôi con lươn bị mắt bên trong
Hậu sản đuôi lươn có triệu chứng vướng cổ như đuôi con lươn bị mắt bên trong

Thấy em mệt mỏi lại có những triệu chứng kỳ lạ, nghi ngờ bị hậu sản nên mẹ chồng em có giục em đi khám. Kết quả cũng được bác sĩ tư vấn như vậy. 

Bác sĩ có giải thích: Hậu sản đuôi lươn ở phụ nữ sau khi sinh được gọi là bệnh lý loạn thần kinh cảm giác ở họng, hay có tên là “mai hạch khí” chủ yếu do tình chí không được thoải mái từ đó làm cho khí cơ bị rối loạn, đàm hỏa hỗ kết và bốc ngược lên yết hầu mà gây thành bệnh. 

Mặc dù không nguy hại nhiều cho sức khỏe nhưng cảm giác vướng víu, khó chịu, nuốt không vào khạc không ra sẽ khiến cho người bệnh luôn mệt mỏi, tinh thần đi xuống, ăn không ngon miệng.

Nghe bác sĩ nói em như mở cờ trong bụng vì quá đúng với bệnh tình của mình hiện tại. Bác sĩ có hướng dẫn cho em một bài thuốc chữa hậu sản đuôi lươn. Thì ra rất đơn giản nhưng hiệu quả lại bất ngờ lắm. 

>>Xem thêm: 4 câu hỏi về bệnh án hậu sản sau khi sinh mổ thường gặp nhất!

Bài thuốc chữa bệnh hậu sản đuôi lươn

Em xin chia sẻ cách chữa hậu sản đuôi lươn mà em đã áp dụng như sau:

Sử dụng trái phật thủ để chữa hậu sản đuôi lươn
Sử dụng trái phật thủ để chữa hậu sản đuôi lươn

Nguyên liệu: Lấy trái phật thủ, thái nhỏ khoảng 150g sau đó sắc lấy nước uống. Uống dần từng hớp nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bác sĩ có dặn thêm:

  • Cải thiện bữa ăn hàng ngày sao cho ngon miệng và đầy đủ dưỡng chất. 
  • Nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái nhất.

Từ hôm được bác sĩ tư vấn như vậy, ông xã em cũng chăm chỉ hơn, đêm hôm cũng dậy pha sữa cho bé (Vì em ít sữa nên phải dùng thêm sữa ngoài).

May mắn lúc đó lại biết thêm viên uống lợi sữa Mabio. Trộm vía, được nửa tháng là sữa đã lại về ướt áo, sánh đặc. Những chuỗi ngày khổ sở vì hậu sản đuôi lươn của em cũng chấm dứt!

Ngoài cách trên, em cũng tìm hiểu thêm một cách chữa hậu sản đuôi lươn nữa là: dùng 15g lá tía tô, dọc khoai nước 15g, cả hai thứ lau khô rang vàng; Tiếp theo lấy 1 củ gừng tươi nhỏ bằng ngón tay cái sắc cùng với 2 nguyên liệu đầu tiên và 2 bát nước. 

Đun cạn còn 1 bát gạn lấy nước trong để nguôi và uống sau bữa ăn 1 giờ. Mỗi ngày uống 1 lần. Uống trong vòng 3 – 5 ngày thì cổ họng sẽ hết vướng và khó chịu.

Mong rằng với bài viết chia sẻ về bệnh hậu sản đuôi lươn của em ở trên sẽ giúp ích cho các chị em. Bệnh này nếu không được chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, sức khỏe của chị em đấy.

Nguồn: Slady.com.vn

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.