Quan niệm xưa – nay: Bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh?
Những gì phải kiêng khem sau sinh vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Quan niệm xưa như thế nào và quan niệm hiện nay ra sao về việc bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh sẽ được chúng tôi giải đáp ngay bài viết sau. Các mẹ cùng theo dõi để bình luận xem những ý kiến nào là hợp lý và nên làm theo nhé!
Về đồ ăn: Bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh?
Về cơ bản, phụ nữ sau khi sinh cơ thể bị suy nhược, phải bồi bổ rất nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng, theo quan niệm của ông bà ta thì việc kiêng khem đồ ăn thức uống rất quan trọng. Bà đẻ sẽ phải kiêng rất nhiều thứ cũng như rất nhiều món. Vậy theo quan niệm xưa, bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh?
- Theo quan niệm xưa: Ông bà ta cho rằng trong tháng ở cữ, các mẹ chỉ được ăn rau ngót để làm sạch dạ con, thịt băm để có chất, chân móng giò để lợi sữa cho con. Còn lại kiêng đồ tanh, các đồ gây lạnh bụng, kiêng ăn mặn,…
- Theo quan niệm hiện nay: Các chuyên gia cho rằng dù sinh thường hay sinh mổ không có chỉ định kiêng cữ bất kỳ loại thực phẩm nào sau khi sinh, ngoại trừ các kiêng cữ khi mang thai. Một số thực phẩm gây dị ứng hay thực phẩm không được ăn do mắc bệnh lý nào đó,… mới cần kiêng. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung tất cả các chất có trong các thực phẩm như: tôm, thịt bò, cá, cua… Các loại rau xanh, trái cây như: đu đủ, dưa hấu, chuối, xoài…

Mỗi quan niệm đều mang những đánh giá riêng về việc bà đẻ kiêng ăn gì sau khi sinh. Chúng tôi khuyên các mẹ nên bồi bổ tất cả các chất trong quá trình phục hồi sức khỏe và cho con bú nhưng lưu ý không nên ăn mặn hay ăn uống đồ lạnh nhiều đều không tốt cho sức khỏe.
Về thói quen sinh hoạt: Bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh?
Không mang vác vật nặng
Theo quan niệm xưa: Trong tháng ở cữ, các mẹ không nên làm bất cứ việc gì để cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau khi sinh. Trong thời gian này, tốt nhất mẹ chỉ nên nằm trong phòng trông con, còn ra tháng mẹ có thể thoải mái làm việc.
Quan niệm hiện nay: Cũng giống như quan niệm xưa, phụ nữ trải qua cuộc “vượt cạn” gian khổ thì sau đó cần được nghỉ ngơi để có thể hồi phục sức khỏe. Phụ nữ sau sinh nên được nghỉ ngơi nhất là tháng đầu nhưng không có nghĩa chỉ nằm im một chỗ ôm con mà vẫn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang,… Đặc biệt không nên làm những công việc mang vác nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và khiến cơ thể nhanh yếu đi.

Không nên nói vọng ra ngoài
Quan niệm xưa: Bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh chúng ta cũng quá quen thuộc với việc ông bà hay dặn dò không được nói to hay nói vọng ra bên ngoài vì sau này có thể khiến mẹ nói nhịu hay cà lắp.
Quan niệm nay: Bà đẻ không nên nói to, nói với theo ra bên ngoài bởi dễ bị hụt hơi khiến cơ thể mệt mỏi thêm chứ cũng không có gì nghiêm trọng về sau.
Bà đẻ nên kiêng tắm sau khi sinh
Quan niệm xưa: Việc tắm hay động vào nước sau khi sinh là không nên vì nó sẽ làm cơ thể yếu đi và sợ nước về già. Vì thế, theo kinh nghiệm của ông bà ta thì bà để nên kiêng tắm gội trong tháng đầu sau sinh, chỉ nên lau người. Nếu bí bách quá thì cũng phải đợi đến 1, 2 tuần sau sinh.
Quan niệm nay: Sản phụ vẫn có thể tắm gội bình thường sau 3, 4 ngày sinh nở. Tuy nhiên, không nên tiếp xúc với nước lạnh, mẹ có thể tắm gội bằng nước ấm thoải mái.
Thời gian quan hệ tình dục sau sinh
Quan niệm xưa: Sau khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ cũng không được quan hệ vợ chồng ít nhất 3, 4 tháng vì có thể có thai tiếp và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.
Quan niệm hiện nay: Chị em có thể quan hệ vợ chồng sau khi sinh từ 4 đến 6 tuần đối với sinh thường và 2, 3 tháng đối với sinh mổ. Cũng tùy vào thể trạng và sức khỏe mỗi người. Các mẹ chỉ nên quan hệ khi cảm thấy sẵn sàng và thoải mái.

Trong tháng ở cữ không nên ra ngoài
Quan niệm xưa: Mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ra khỏi nhà trong tháng ở cữ vì sẽ bị chói mắt sau dần quáng gà, mắt kém, khó nhìn.
Quan niệm hiện nay: Mẹ vẫn có thể ra ngoài nếu như cảm thấy cơ thể đã đỡ và khỏe hơn. Lưu ý là khi ra ngoài cần được che chắn và đội nón cẩn thận.
Việc bà đẻ nên kiêng gì sau khi sinh dù là quan niệm xưa hay nay thì cũng đều có lý của nó. Vì thế, các mẹ nên cân nhắc và xem xét xem đâu là cái đúng nên áp dụng, đâu là cái không cần thiết phải như vậy. Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này để có thể kiêng khem đúng mực. Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Nguồn: Slady.com.vn