Trung bình cứ 7 phụ nữ mang thai và sinh con thì lại có 1 người sẽ bị mắc trầm cảm. Trầm cảm sau sinh dẫn đến rất nhiều hệ lụy đau lòng và làm tổn hại tới sức khỏe của sản phụ. Tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh là điều hoàn toàn khả thi nếu bạn có sự hiểu biết và chuẩn bị đầy đủ. Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Giai đoạn sau sinh, mẹ sẽ trải qua hàng loạt cảm xúc khác nhau: Lo lắng, hồi hộp, hạnh phúc, sợ hãi… đây là những cảm giác xuất hiện ở bất kì bà mẹ nào. Tuy nhiên hãy cẩn trọng với những loạt cảm xúc xuất hiện dày đặc và cường độ mạnh.
Các dấu hiệu trầm cảm thường bắt đầu trong vòng 1-3 tuần sau khi sinh và phát triển trong suốt 6 tháng sau đó. Các dấu hiệu trầm cảm phổ biến sau đây: Buồn, cảm giác bất lực, tội lỗi, khóc… Đi từ việc mẹ có thể thay đổi tâm trạng, gặp khó khăn khi kết nối với con và khó suy nghĩ hoặc ra quyết định.
Mẹ có thể cảm thấy như thể mình bị mắc kẹt mỗi khi cho con bú hay suốt ngày vòng quanh câu chuyện phải thay tã, pha sữa… Mẹ phải chịu quá nhiều áp lực và trách nhiệm từ việc sinh đẻ, nuôi nấng và chăm sóc con nhỏ.
Thay vì một mình đối phó với các căng thẳng này, mẹ hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân nhé. Để một ai đó đáng tin cậy chăm sóc đứa trẻ trong vài giờ sẽ giúp mẹ thấy “nhẹ cả người”.cách tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh tại nhà này chính là: thư giãn bản thân, giải phóng bản thân khỏi vòng quay bận rộn bỉm sữa chỉ 1 mình.
Mẹ hãy dành thời gian quý báu của mình, tranh thủ làm một điều ưa thích: thiền, yoga, mua sắm, đọc sách, xem phim hoặc đơn giản là ngủ thẳng giấc.
Một trong những cách tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh hiệu quả nhất là có chế độ ăn uống lành mạnh. Chỉ riêng việc ăn uống không giúp bạn đẩy lùi trầm cảm nhưng ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và góp phần cải thiện tâm trạng của bạn.
Theo một nghiên cứu, phụ nữ có mức DHA thấp sẽ dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh hơn. Hải sản là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời. Nếu tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh tại nhà thì lúc này các mẹ cũng nên tìm đến các thực phẩm bổ sung các omega-3, DHA.. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các viên bổ sung omega-3 nhưng cần lưu ý chọn loại thuốc an toàn cho mẹ và bé.
Những ngày lặp đi lặp lại dễ khiến bạn cảm thấy cô độc, trơ trọi. Điều này là nguy cơ cho trầm cảm đeo bám bạn. Một nghiên cứu đăng tải trên báo Tâm thần học của Canada cho thấy nói ra cảm xúc của bạn với người khác giúp cải thiện tâm trạng một cách đáng kể. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng các mẹ mang thai lần đầu sẽ ít bị trầm cảm hơn nếu được tư vấn, giúp đỡ từ các mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn. Các dấu hiệu tích cực này kéo dài suốt 8 tuần từ khi sinh. Bởi vậy, hãy giao lưu nhiều hơn chứ đừng co mình trong vỏ ốc nhé!
Trên thực tế, một số phụ nữ có thể tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh tại nhà, nếu các triệu chứng không suy giảm và có xu hướng trở nên nghiêm trọng thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị đúng lúc rất dễ trở nên vô cùng nguy hiểm. Dẫn chứng là những vụ tự sát, sát hại con đẻ…
Việc điều trị có thể giải quyết các triệu chứng trầm cảm, tuy nhiên, điều trị không hẳn là “chữa khỏi bệnh”. Các triệu chứng trầm cảm hoàn toàn có thể tái phát. Có hơn 50% bệnh nhân bị trầm cảm có nguy cơ tái phát ít nhất một lần sau khi đã chữa khỏi bệnh. Bị trầm cảm tái phát là khi các triệu chứng bệnh quay trở lại sau khi đã chữa dứt cơn trầm cảm được ít nhất 4 tháng.
Khó chịu: Dễ dàng cáu gắt hơn bình thường, đặc biệt trước bạn bè và người thân hoặc dễ dàng tức giận
Mệt mỏi: Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của trầm cảm là mệt mỏi. Bạn cảm thấy kiệt sức đến nỗi một hoạt động rất bình thường như rửa mặt cũng khiến bạn kiệt quệ.
Mất hứng thú: Đây thường là dấu hiệu rõ rệt nhất của chứng trầm cảm. Bạn bị thiếu hoặc mất hoàn toàn hứng thú với những thứ bạn quan tâm trước nay.
Mất cảm giác với bạn đời: Nếu bạn đang hạnh phúc nhưng bỗng dưng chẳng còn hứng thú gì với “chuyện ấy” thì khả năng rất cao là bạn đã bị trầm cảm.
Khó tập trung: Bạn luôn cảm thấy mơ hồ, không thể suy nghĩ rõ ràng và rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định.
Cảm thấy vô dụng, không xứng đáng: Hậu quả của trầm cảm là làm ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tự trọng của người bệnh. Bạn dễ cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị, không xứng với những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thay đổi về giấc ngủ: Một triệu chứng thường gặp khác của trầm cảm là khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Né Tránh xã hội: Người bệnh trầm cảm có thể cảm thấy bị cô lập giữa đám đông hoặc cảm thấy không muốn tiếp xúc với những người xung quanh.
Cảm thấy vô vọng, dễ khóc: Ai cũng từng có khoảng thời gian khó khăn với nhiều cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn 2 tuần, khả năng cao bạn đang bị tái phát bệnh trầm cảm.
Thay đổi cân nặng: Trầm cảm có thể gây chán ăn, dẫn đến thiếu cân. Đối với một số người, trầm cảm gây tăng cân do chế độ ăn không lành mạnh, thiếu các hoạt động thể chất cần thiết.
Tự chữa chứng trầm cảm sau khi sinh – nghĩa là tự đối diện và chống lại nó luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, cách tốt nhất để ngừa bệnh tái phát là tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch điều trị trầm cảm do bác sĩ đưa ra. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có ý định dừng uống thuốc trị trầm cảm. Thông thường, bạn cần uống thuốc trong 2-3 tháng sau khi chấm dứt được triệu chứng trầm cảm cuối cùng để ngăn bệnh tái phát.
Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ là trầm cảm, bạn hãy gặp ngay bác sĩ. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu bạn nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn cơn trầm cảm.
Nguồn: Slady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.