Trầm cảm sau khi sinh được coi là “căn bệnh giết người thầm lặng” mà rất nhiều bà mẹ có thể gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về nó, hoặc đến khi nhận ra cũng đã quá muộn. Vậy hiện tượng trầm cảm sau khi sinh là gì? Nguyên nhân do đâu và cách vượt qua như thế nào?
Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Nội dung bài viết
Theo thống kê trên Thế giới cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh ngày càng ở mức đáng báo động, chiếm 10 – 20%. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam có thể lên tới 33%.
Thống kê năm 2013 của Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM cũng cho thấy, số trường hợp bị trầm cảm sau khi sinh mà bệnh viện này tiếp nhận trong 1 năm chiếm tới 5,1%, bị loạn thần kinh sau sinh chiếm 0,5%.
Mỗi năm, bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị cho khoảng 20 – 30 trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh. Tại Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị căn bệnh này cũng không hề nhỏ.
Từ đó có thể thấy, trầm cảm sau khi sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, bà mẹ nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, hầu hết vẫn còn rất mơ hồ, không ý thức được vấn đề mình đang gặp phải là gì? Phải làm sao tháo gỡ? Chỉ đến khi hậu quả trở nên nghiêm trọng thì mới nhận ra. Lúc ấy chỉ còn biết hối hận trong muộn màng!
Hiện tượng trầm cảm sau khi sinh (tên Tiếng Anh: postpartum depression) là 1 dạng trầm cảm xảy ra ở những bà mẹ sau sinh, xuất hiện sau 3 tháng đầu (chiếm 15%) và sau sinh 1 năm (chiếm 15 – 25%).
Về cơ bản, hiện tượng trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, hành động, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau khi sinh con.
Người mẹ bỗng dưng bị xuống tinh thần, cảm thấy thất vọng về bản thân, thấy bản thân vô dụng, thậm chí ghét bỏ chính đứa con của mình. Thường xuyên trong tình trạng mất ngủ, cơ thể suy nhược, mất tập trung, ngại giao tiếp với bên ngoài, lúc nào cũng thu mình trong phòng, dễ tủi thân và khóc. Nhiều trường hợp nặng, không nhận biết sớm còn tự tử hoặc rơi vào bi kịch mẹ giết con.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm sau khi sinh. Do tâm, sinh lý thay đổi, một số trường hợp có thể do di truyền.
Một điều không thể phủ nhận là bà mẹ sau khi sinh sẽ vất vả hơn trước rất nhiều. Cuộc sống không màu hồng như nhiều người vẫn nghĩ: thức đêm hôm chăm con, thay bỉm, pha sữa, chưa kể con ốm đau, quấy khóc… khiến chị em “vỡ mộng”, nhất thời chưa thể làm quen với sự thay đổi này.
Thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ người thân, đặc biệt là người chồng cũng ảnh hưởng đến tâm lý của bà mẹ, khiến mẹ dễ bị tủi thân, buồn phiền, vất vả, lo lắng không biết chia sẻ cùng ai. Tích tụ lâu ngày sẽ tự tạo áp lực cho bản thân, gây stress, mệt mỏi, cuối cùng dẫn đến hiện tượng trầm cảm sau khi sinh.
Ngoài ra, những lo lắng về kinh tế, chi tiêu trong gia đình, chi phí cho con (bỉm, sữa, tiêm phòng…), hay chồng ngoại tình, bồ bịch khi vợ ở cữ… cũng gây cho phụ nữ những áp lực về tâm lý, ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần suy sụp.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng trầm cảm sau khi sinh chính là do sự thay đổi nội tiết tố, chủ yếu là do estrogen và progestrogen giảm xuống đột ngột, gây mất cân bằng hoạt động giữa các hormone. Điều này dẫn đến những thay đổi trong cơ thể của người mẹ. Chị em cảm thấy nhạy cảm hơn, dễ bị tủi thân hơn, buồn vui thất thường…
Đồng thời, estrogen giảm cũng làm suy giảm ham muốn tình dục. Rất nhiều chị em cho biết đời sống sinh hoạt chăn gối vợ chồng giảm đáng kể sau khi sinh. Từ đó, vợ chồng dễ bị lạnh nhạt, xa cách, dễ nảy sinh mâu thuẫn… thậm chí chồng ngoại tình để thỏa mãn nhu cầu do vợ không thể đáp ứng.
Nếu trong gia đình có bà hoặc mẹ, chị gái bị trầm cảm sau khi sinh thì bạn cũng có nguy cơ cao bị trầm cảm. Vì vậy, với những trường hợp này các bà mẹ càng cần phải chú ý, phát hiện sớm những dấu hiệu trầm cảm để khắc phục, điều trị kịp thời. Ngoài ra, cũng cần tìm cách để phòng ngừa căn bệnh giết người thầm lặng này.
Cách tốt nhất để vượt qua hội chứng trầm cảm sau khi sinh là tự bản thân người mẹ cần phải có ý thức mạnh mẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhất là khoảng thời gian đầu chưa quen với thiên chức làm mẹ, có quá nhiều khó khăn, trắc trở khiến người mẹ mệt mỏi, áp lực.
Hãy thư giãn, thoải mái tinh thần, bên cạnh thời gian chăm sóc con, nên dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Được làm mẹ là điều bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn, vì vậy hãy suy nghĩ tích cực, nghĩ đến con nhiều hơn để có sức mạnh vượt qua tất cả.
Đừng tự 1 mình chịu đựng tất cả. Bên cạnh các mẹ vẫn còn có rất nhiều người thân, người chồng luôn sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ. Mọi chuyện đều có cách giải quyết. Việc của các mẹ là thật khỏe mạnh và chăm sóc con thật tốt nhé!
Người thân, đặc biệt là người chồng lúc này là chỗ dựa vững chắc để người mẹ có thể tin tưởng, dựa vào. Hãy dành thời gian quan tâm, động viên, chia sẻ từ công việc nhà, việc chăm sóc con… để người mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi cho bản thân hơn.
Đặc biệt là người chồng, hãy thấu hiểu, sẻ chia với vợ nhiều hơn. Nói chuyện thường xuyên với vợ, bế con cho vợ, phụ vợ thay bỉm, pha sữa cho con… Để người vợ luôn có cảm giác được quan tâm và không đơn độc một mình. Như vậy dù có khó khăn, mệt mỏi cách mấy, người vợ cũng sẽ có động lực để vượt qua chứng trầm cảm sau khi sinh.
Nếu hiện tượng trầm cảm sau khi sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng, không thể tìm cách tự khắc phục. Người mẹ nên đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bằng thuốc cũng như những biện pháp tâm lý.
Tránh tình trạng chủ quan, kéo dài lâu ngày, bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn sẽ gây những hệ lụy nguy hiểm, người mẹ có thể tự làm tổn thương bản thân mình, tự sát hoặc tự giết đứa con của chính mình.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp chị em hiểu được hiện tượng trầm cảm sau khi sinh là gì? Nguyên nhân do đâu và cách vượt qua như thế nào? Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.
Nguồn: SLady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.