Trước kia, y học chưa phát triển, các cụ thường rỉ tai nhau cách chữa bệnh bằng nguyên liệu dễ kiếm. Vậy bị viêm âm đạo rửa bằng nước muối được không? Các chuyên gia nói gì về vấn đề này? Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Theo quan niệm xưa, muối không chỉ là một loại gia vị cần thiết cho bữa cơm gia đình mà nó còn có tác dụng trong làm đẹp và tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, phụ nữ xưa thường tìm đến những nguyên liệu dân gian để chữa trị bệnh, và bị viêm âm đạo rửa bằng nước muối là một ví dụ.
Vậy tại sao muối lại được chị em tin dùng để rửa “vùng kín”?
Nhiều người biết đến muối là loại “thuốc” có tác dụng khử trùng, chống viêm đối với hệ hô hấp như khi bị đau, ngứa, rát họng. Sử dụng nó thấy có hiệu quả nên cũng áp dụng cho vùng kín của mình khi gặp triệu chứng tương tự như ngứa, viêm (mùi hôi khó chịu),… Thế nhưng, đối với hệ hô hấp và cơ quan sinh dục lại khác nhau.
Muối chỉ có tác dụng với các bệnh về đường hô hấp chứ không có tác dụng với cơ quan sinh dục. Khi rửa vùng kín bằng nước muối ban đầu bớt ngứa và cảm giác “cô bé” được khô thoáng. Tuy nhiên, nó chỉ là cái cảm giác ban đầu mà người ta thấy, nếu sử dụng hay thụt rửa sâu sẽ làm thay đổi độ pH, rất dễ bị khô âm đạo.
Đó là những suy nghĩ của nhiều chị em khi bị viêm âm đạo tin tưởng, lựa chọn nước muối để vệ sinh. Còn các chuyên gia nói gì về loại gia vị đặc biệt này?
Theo quan niệm xưa, được nhiều chị em áp dụng đến ngày nay thì muối có tác dụng chữa viêm âm đạo nhưng theo y học hiện đại thì các chuyên gia lại không cho là như vậy. Cùng xem ý kiến của Ths. Bs lê Quang Thanh – Giám đốc bệnh viện Từ Dũ và Bác sĩ Hồ Mai Hoa – Chuyên khoa I, Giảng viên Quốc gia chương trình Sức khỏe, sinh sản nói về vấn đề này như thế nào nhé!
Ths.Bs Lê Quang Thanh cho biết: Nước muối có tác dụng sát trùng tốt nhưng phải ở đúng hàm lượng. Nếu dùng nước muối có hàm lượng không phù hợp thì sẽ không những không tác dụng vệ sinh mà còn gây hại cho vùng nhạy cảm. Thông thường, trong y học, nước muối với tỉ lệ 9/1000 mới được sử dụng. Nước muối tự pha vệ sinh “vùng kín” có thể ảnh hưởng đến môi trường vi sinh của âm đạo, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Bác sĩ Thanh cũng khuyên nếu không dùng nước muối sinh lý thì có thể dùng các chế phẩm không kích ứng da, gây rát ngứa hoặc dùng dung dịch vệ sinh phù hợp sẽ tốt hơn.
Bác sĩ Hồ Mai Hoa cũng đưa ra những lời cảnh báo khi phụ nữ sử dụng nước muối và một số loại nước khác để rửa vùng kín: “Nếu như các bạn trẻ dùng chanh nhỏ vào vùng kín hay dùng nước giấm, nước muối, coca… để rửa vùng kín sẽ phải đối mặt với hai nguy cơ. Thứ nhất, quan hệ tình dục không an toàn, dễ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như lậu, giang mai, HIV… Thứ hai, phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa”.
Từ ý kiến của bác sỹ Hoa thì ta có thể thấy, phụ nữ bình thường mà rửa vùng kín bằng nước muối còn có thể gây bệnh, huống hồ bị viêm âm đạo rửa bằng nước muối là chắc chắn không nên.
Vì thế, bị viêm âm đạo rửa bằng nước muối không phải là giải pháp cứu cánh, hữu hiệu cho phụ nữ nữa mà nó trở thành mối nguy hại nếu cứ lạm dụng vào nó.
Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải tránh xa nó, mà vẫn có thể sử muối để rửa vùng kín nếu có liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.
Đối với một sản phẩm nào có tác dụng với sức khỏe thì chỉ cần biết cách sử dụng đúng và đủ, không nhiều thì ít cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Một vài lưu ý cũng như quy trình cho người bị viêm âm đạo rửa bằng nước muối:
Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa vùng kín bởi loại nước này có hàm lượng muối ít nên đảm bảo được vùng kín không bị khô. Tuy nhiên, nó cũng chỉ đúng khi 1 tuần sử dụng 2 – 3 lần thôi nhé!
Chúng tôi vẫn khuyên phụ nữ khi gặp phải tình trạng viêm âm đạo nên đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám, tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Chúc chị em có một lối sống lành mạnh và cách phòng tránh viêm âm đạo tốt nhất. Có bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể để lại bình luận để được chúng tôi tư vấn, giải đáp.
Nguồn: Sady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.