Bị viêm âm đạo nên và không nên ăn gì thì tốt? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm vì bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc vùng kín hàng ngày thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình điều trị bệnh.
Vậy ăn gì trị viêm âm đạo? Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa phổ biết nhất ở nữ giới. Theo nghiên cứu, có tới hơn 90% phụ nữ bị mắc viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Tuy dễ mắc là vậy nhưng việc điều trị lại không hề đơn giản, nguy cơ bị tái phát lại cao nếu không chú ý kiêng cữ, giữ gìn vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đặc biệt, chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Lượng thức ăn đưa vào cơ thể sẽ góp phần làm thay đổi độ pH trong âm đạo. Bình thường, pH âm đạo giữ cân bằng ở mức 7,35 – 7,45 sẽ giúp bạn tránh được sự phát triển của vi khuẩn. Khi bị viêm âm đạo, pH có thể giảm xuống (môi trường acid) hoặc tăng lên (môi trường kiềm). Do vậy, nếu pH âm đạo của bạn giảm (tính acid), nên ăn thức ăn giàu magie, calci, natri, kali như quả hạnh nhân, rau củ quả các loại. Ngược lại, nếu pH kiềm, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu acid: cá, thịt gia cầm, ngũ cốc…
Bên cạnh đó, việc hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm lên men cũng giúp ích cho quá trình điều trị bệnh. Vì một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo là do nấm, vi khuẩn, mà chúng lại rất thích đường, đồ ăn lên men (chứa nhiều vi khuẩn). Vì vậy, ăn những thực phẩm này chính là bạn đã vô tình “tiếp tay” cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển mạnh hơn, tấn công, gây bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống tác nhân gây bệnh mà còn cân bằng độ pH, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, phụ nữ bị viêm âm đạo nên ăn 5 loại thực phẩm sau:
Sữa chua không những tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da mà trong sữa chua còn chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng độ pH trong âm đạo, tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh mau khỏi hơn. Vì vậy, nếu chưa biết bị viêm âm đạo nên ăn gì thì chị em có thể ăn sữa chua mỗi ngày, tốt nhất là sữa chua không đường.
Trong tỏi có chứa chất kháng sinh alixin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, giúp chống nấm, ngăn ngừa những vi khuẩn có hại trong âm đạo, ức chế chúng sinh sôi và phát triển, gây bệnh ở vùng kín. Vì vậy, bị viêm âm đạo nên ăn tỏi (mỗi ngày 2 – 3 tép tỏi tươi) hoặc chế biến cùng với các món ăn hàng ngày thì tốt hơn (giảm tính cay nóng, vị hăng nồng của tỏi).
Trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin: A, B, C, E,… các chất chống oxy hóa và nhiều vi chất quan trọng khác. Đặc biệt là vitamin C và vitamin E giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi tổn thương vùng kín do viêm nhiễm âm đạo gây ra.
Chính vì thế, khi bị viêm âm đạo, chị em nên ăn các loại hoa quả như: chuối, cam, dưa hấu, nho… các loại rau củ như: cà rốt, cà chua, súp lơ xanh, rau lang, rau ngót… mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm âm đạo.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo nên bổ sung vitamin D và E trong chế độ ăn hàng ngày vì nó có lợi trong việc điều trị viêm âm đạo do nấm, ngăn chặn các loại virut xâm nhập, tấn công gây bệnh tại vùng kín. Nhóm thực phẩm giàu vitamin D, E chị em nên ăn là: sữa tươi, sữa đậu nành, nấm, trứng, đậu phụ, yến mạch, thịt lợn thăn, thịt bò…
Ngay cả khi phụ nữ không bị viêm âm đạo thì chế độ dinh dưỡng cũng cần chú ý, ăn những thực phẩm tươi sống, các loại trái cây tươi và rau tươi, tốt cho sức khỏe nói chung và cho sức khỏe của “cô bé” nói riêng. Tránh thực phẩm ôi, thiu, không rõ nguồn gốc hoặc chứa nhiều chất bảo quản.
Trong thời gian điều trị bệnh viêm âm đạo, có những loại thức ăn tốt nhất chị em nên hạn chế để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê 5 nhóm thực phẩm phụ nữ bị viêm âm đạo không nên ăn:
Thức ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị tỏi, ớt, gừng, xả… không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn khiến nước tiểu đậm, hậu môn nóng rát, “cô bé” khó chịu, viêm sưng. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, virut sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm âm đạo.
Phụ nữ bị viêm âm đạo không nên ăn nhiều các món hải sản như: tôm, cua, cá, ốc… Vì đây đều là những chất tanh, có tính hàn, ăn vào sẽ làm cho vùng kín bị nóng, ẩm, độ PH bị thay đổi, càng khiến cho bệnh viêm âm trở nên nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm lên men có khả năng sẽ làm mất cân bằng độ pH ở vùng kín, khiến vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn, làm gia tăng các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm tại vùng kín hoặc làm cho bệnh có nguy cơ bị tái phát lại cao hơn. Vì vậy, dù có ngon miệng, thích ăn đến mấy thì phụ nữ bị viêm âm đạo cũng không nên ăn nhiều dưa muối, cà muối…..
Đường được coi là thức ăn tốt cho nấm men phát triển. Vì vậy, phụ nữ bị viêm âm đạo không nên ăn những món béo ngậy, nhiều đường như: kem, bánh kẹo, bơ, sữa, trái cây nhiều đường như mít, nhãn.. sẽ làm tăng lượng dịch tiết trong âm đạo, khí hư ra nhiều hơn, làm cho bệnh viêm âm đạo nặng hơn.
Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, chứa nhiều cồn… không những gây hại cho sức khỏe, mà còn gây bất lợi cho “cô bé” vì men rượu, bia tạo sẽ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm… sinh sôi, tấn công gây bệnh.
Trên đây là 5 loại thực phẩm phụ nữ bị viêm âm đạo nên ăn và 5 loại không nên ăn. Chị em chú ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình để giúp ích cho quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn, nhanh khỏi hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến chế độ ăn uống khi bị viêm âm đạo, chị em hãy để lại bình luận phía bên dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể.
Nguồn: slady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.