Nhiều người phụ nữ cảm thấy không có ham muốn tình dục hoặc giảm ham muốn thì cho rằng mình bị lãnh cảm. Tuy nhiên, ít ai thực sự hiểu được lãnh cảm là bệnh gì? Triệu chứng bị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ là gì, nguyên nhân và cách chữa trị lãnh cảm như thế nào hiệu quả nhất? Cùng SLady tìm hiểu để có câu trả lời nhé.
Lãnh cảm là hội chứng suy giảm khả năng tình dục ở nữ giới. Nhiều người vẫn dùng khái niệm bệnh lãnh cảm ở phụ nữ để nói về hội chứng này.
Hiểu theo cách đơn giản hơn thì lãnh cảm ở nữ giới có nghĩa là ham muốn tình dục của họ bị giảm hoặc không có, thậm chí cảm thấy sợ hãi khi phải quan hệ, dù đó có là chồng hay người yêu. Nếu có quan hệ thì cũng không có cảm giác sung sướng mà chỉ thấy đau đớn, khó chịu, dần dần khiến họ né tránh, ám ảnh khi nhắc đến tình dục.
– Không suy nghĩ hay hứng thú đến chuyện tình dục: Thậm chí không có cảm giác hưng phấn khi được bạn tình kích thích, vuốt ve những vùng nhạy cảm trên cơ thể (cổ, ngực, vùng kín).
– Âm đạo khô rát, không hề có phản ứng tiết dịch nhờn khi quan hệ: khiến người phụ nữ cảm thấy đau đớn, sợ hãi khi quan hệ, thậm chí bị ám ảnh.
– Không thể đạt cực khoái khi quan hệ: Phụ nữ bị bệnh lãnh cảm khi quan hệ cũng không thể đạt cực khoái, thậm chí thấy khó chịu, mệt mỏi, thở gấp và muốn nhanh chóng kết thúc cuộc yêu. Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã lên đỉnh
– Thay đổi ngoại hình, da kém sắc: Một số đặc điểm ngoại hình nhận biết dấu hiệu phụ nữ bị lãnh cảm là thân hình quá béo hoặc quá gầy, kém hấp dẫn, làn da thô ráp, nám sạm…
– Thường xuyên khó chịu, mệt mỏi, bốc hỏa, ngủ không sâu giấc: Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc và một số triệu chứng như bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi… đặc biệt là ở những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ đôi khi có thể do những khiếm khuyết ở cơ quan sinh dục như âm đạo (hẹp quá hoặc ngắn quá), hoặc do dị tật âm vật (bé quá, cao quá hoặc màng trinh dày quá) khiến “cô bé” khó bị kích thích, sản sinh chất nhờn, bôi trơn khi quan hệ.
Tuy nhiên, những trường hợp bị dị tật ở cơ quan sinh dục chỉ chiếm 4-5%.
Các bệnh lý như viêm nhiễm vùng kín, mắc các bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu… cũng khiến phụ nữ khó khăn khi quan hệ do vùng kín bị tổn thương dẫn đến đau rát. Không đạt được khoái cảm, sợ hãi tâm lý do bị đau khiến họ lãnh cảm dần với “chuyện ấy”.
Phụ nữ trong trong một số trường hợp sau thường có nguy cơ mắc bệnh lãnh cảm:
– Phụ nữ với những căng thẳng, áp lực trong việc chăm sóc chồng con, quán xuyến việc nhà khiến họ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, đặc biệt là khi không nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ người chồng. Từ đó, họ cảm thấy tủi thân, chán nản và không còn mặn nồng với chuyện chăn gối. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lãnh cảm ở phụ nữ.
– Mâu thuẫn vợ chồng không được giải quyết, cãi vã thường xuyên, do thói hư, tật xấu của người chồng (rượu chè, cờ bạc, ngoại tình…) cũng là nguyên nhân khiến chị em buồn bực, cảm thấy chán nản, dẫn đến tình trạng giảm ham muốn ở nữ.
– Phụ nữ bị mắc bệnh lãnh cảm cũng có thể do mặc cảm về quá khứ không tốt đẹp, bị xâm hại tình dục, cưỡng hiếp hoặc mặc cảm về những khiếm khuyết trên cơ thể. Điều này khiến họ cảm thấy tự ti, sợ hãi khi quan hệ tình dục.
– Tình dục không hòa hợp: Nam giới thường có thời gian hưng phấn nhanh hơn, dễ đạt đỉnh hơn nên xuất tinh sớm, khiến phụ nữ không thể đạt cực khoái. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em mất hứng thú và bị lãnh cảm.
– Do cá tính hoặc nhu cầu tình dục đặc biệt: Có nhiều người rất khó đạt cực khoái nếu chỉ kích thích hay “yêu” theo cách thông thường. Nếu không chia sẻ với bạn tình về điều này để có biện pháp cải thiện thì chị em cũng rất dễ mắc phải chứng lãnh cảm ở phụ nữ.
– Phụ nữ sau khi sinh con cũng có thể bị bệnh lãnh cảm, một phần do thay đổi nội tiết tố, phần do tâm lý sau sinh chịu nhiều áp lực từ việc bỉm sữa, thức đêm, chăm con. Cảm giác mệt mỏi, cộng thêm việc tự ti về ngoại hình sồ sề sau sinh khiến phụ nữ không còn hứng thú với chuyện ấy.
– Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ khiến đời sống tình dục vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tình cảm rạn nứt, chồng có thể ra ngoài ngoại tình để giải quyết nhu cầu, hôn nhân có thể tan vỡ.
– Tâm lý khi phụ nữ bị bệnh lãnh cảm cũng bị ảnh hưởng, dễ buồn chán, mệt mỏi, đau đầu do sự suy giảm của các hormone giảm đau tự nhiên và hormone tạo cảm giác vui sướng, hạnh phúc.
– Chứng lãnh cảm ở phụ nữ kéo dài dẫn tới tình trạng suy nhược cơ thể, khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn, da khô, nhăn nheo, nám, tàn nhang, tóc rụng nhiều…
– Phụ nữ bị bệnh lãnh cảm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xương khớp cao do thiếu hụt hormone testoster0ne và estr0gen. Hai loại hormone này được giải phóng khi quan hệ tình dục và giúp cơ bắp săn chắc, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
– Giảm tuổi thọ: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có đời sống tình dục viên mãn, hòa hợp thì tuổi thọ sẽ cao hơn những người ít hoặc không có sinh hoạt tình dục.
Điều trị bệnh lãnh cảm cho phụ nữ là việc cần có thời gian, kiên nhẫn, nắm bắt rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó sự chia sẻ, giúp đỡ của người chồng, người yêu ở bên cạnh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Cách chữa lãnh cảm cho phụ nữ tốt nhất là:
Suy giảm nội tiết tố nữ là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị lãnh cảm. Bên cạnh đó, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, khô rát âm đạo, cáu gắt, stress ở nữ. Chính vì vậy, việc bổ sung nội tiết tố nữ là điều cần thiết để phòng tránh cũng như chữa trị lãnh cảm cũng như ổn định tâm sinh lý, sức khỏe ở nữ giới.
– Phụ nữ bị bệnh lãnh cảm nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tâm trạng vui tươi, thoải mái, suy nghĩ tích cực để quên đi những mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống hoặc những ám ảnh về tình dục trong quá khứ.
– Thường xuyên chia sẻ với chồng để nhận sự giúp đỡ, san sẻ việc nhà cũng như sự quan tâm, động viên về mặt tinh thần. Điều này không những giúp tình cảm vợ chồng gắn kết, yêu thương nhiều hơn mà chuyện ấy cũng diễn ra tự nhiên và suôn sẻ hơn, đồng thời hỗ trợ chữa lãnh cảm ở phụ nữ.
– Vợ chồng nên gần gũi, thường xuyên hâm nóng tình cảm, có thể bằng những món quà, bất ngờ nhỏ hoặc những chuyến đi du lịch chỉ có hai người. Đặc biệt, khi có mâu thuẫn cần phải giải quyết luôn, không để lâu ngày hoặc chiến tranh lạnh.
– Tập thể dục, thể thao thường xuyên hoặc tập yoga, ngồi thiền… để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể, thư giãn tinh thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng cũng là cách tích cực chữa lãnh cảm cho phụ nữ.
– Nhiều người có thói quen sử dụng gel bôi trơn để cải thiện tình trạng khô âm đạo, tăng khoái cảm khi quan hệ nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Cách tối ưu hơn là bổ sung estr0gen tự nhiên thông qua các loại thực phẩm như đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, đậu tương, mơ, mận sấy khô, hạt lanh….
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về bệnh lãnh cảm ở phụ nữ. Hy vọng đã giúp chị em giải đáp được các thắc mắc lãnh cảm là gì? Triệu chứng bị lãnh cảm và cách chữa trị tốt nhất.
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về chứng lãnh cảm, bạn đọc có thể gửi về hòm thư của SLady hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể.
Nguồn: slady.com.vn
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.