Âm đạo khô hay ướt khi có thai? Tại sao chỗ ấy lại trở nên rậm rạp và nặng mùi hơn trước? Dịch âm đạo thay đổi như thế nào trong 9 tháng thai kỳ? Khô âm đạo khi mang thai có nguy hiểm cho em bé hay không? Có vô vàn những thắc mắc thầm kín của các mẹ bầu đang cần giải đáp mà không biết bày tỏ cùng ai.
Nào các mẹ, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời nhé!
Nội dung bài viết
Khi mang thai, nội tiết tố của người mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể, điển hình là sự xuất hiện của homrone hướng rau thai HGG gây ra hiện tượng thai nghén; cùng với các hormone steroid (gồm estrogen và testosterone) làm thay đổi cơ thể và đặc biệt là hệ sinh dục. Vậy thì âm đạo khô hay ướt khi có thai? Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, estrogen và progesterone được sản xuất bởi hoàng thể thai nghén. Nồng độ 2 hormone này bắt đầu tăng lên khiến mẹ dần cảm thấy vùng kín của mình trở nên ẩm ướt hơn trước.
Từ tháng thứ 4 trở đi, estrogen và progesterone được tiết ra đều đặn bởi bánh rau theo chiều hướng tăng dần, càng về những tháng cuối thì lượng hormone này càng tăng, gấp nhiều lần so với trước khi mang thai.
Sự tăng lên của estrogen và progesterone làm dịch âm đạo khi mang thai tăng mạnh mẽ, chúng có thể màu trắng loãng hoặc vàng. Nếu không có gì bất thường thì đa số mẹ bầu đều cảm thấy chỗ ấy của mình ướt át xuyên suốt 9 tháng thai kỳ. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi âm đạo khô hay ướt khi có thai.
Trước khi chuyển dạ một vài ngày, progesterone giảm trước, làm tỷ lệ chênh lệch giữa estrogen/progesterone tăng lên. Tiếp đến, estrogen cũng đột ngột suy giảm làm vùng kín của mẹ bỗng dưng thấy khô khan hơn trước đó, nhưng nếu chưa có kinh nghiệm thì hầu hết các mẹ đều khó nhận thấy được sự thay đổi này. Sau đó một vài ngày, quá trình chuyển dạ diễn ra và em bé sẽ chào đời.
Bên cạnh việc âm đạo khô hay ướt khi có thai, còn rất nhiều điều kỳ lạ về cô bé trong suốt 9 tháng thai kỳ mà nếu gặp lần đầu, chắc chắn mẹ sẽ thấy vô cùng bỡ ngỡ.
– Cô bé có thể sưng lên: Sự tăng lượng máu đổ dồn xuống vùng kín trong những giai đoạn đầu của thai kỳ khiến tĩnh mạch giãn ra và cô bé của mẹ bầu sưng to hơn trước. Nếu như chưa quen, mẹ có thể cảm thấy hơi khó chịu.
– “Cỏ” rậm rạp hơn: Do sự ảnh hưởng của estrogen tăng cao, lông mu có thể mọc dày lên trông thấy. Đây là vấn đề hết sức bình thường nhưng lại khiến nhiều mẹ bầu tự ti và bối rối.
– Trở nên tối màu: Sự gia tăng của sắc tố melanin khiến da vùng âm đạo trở nên sậm màu, thậm chí chuyển màu hơi xanh. Tuy nhiên đa số các bà mẹ đều không để ý nhiều đến tình trạng này, trừ khi chồng của họ quan sát và tình cờ phát hiện ra.
– Cảm giác ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên: Âm đạo ướt át khi có thai chính là nguyên nhân dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở âm đạo. Tuy nhiên nó sẽ nhanh chóng giảm bớt nếu mẹ bầu chọn cho mình một chiếc quần chíp thoáng mát và vệ sinh chỗ ấy hàng ngày bằng nước sạch.
– Hãy cẩn thận với nấm âm đạo: Hormone thai kỳ có thể làm thay đổi độ pH gây ra sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở âm đạo, dẫn đến tình trạng nhiễm nấm. Mẹ bầu có thể gặp bác sĩ để được trợ giúp về vấn đề này.
– “Rau mùi” kỳ lạ xuất hiện: Sự thay đổi độ pH ở âm đạo có thể làm nó có tính axit hơn một chút và điều này dẫn đến sự thay đổi của mùi âm đạo. Thậm chí, “vị” của dịch âm đạo khi mang thai cũng có thể thay đổi theo hướng mặn hơn một chút.
– Cảm thấy nặng nề và khó chịu hơn: Âm đạo tiếp tục “sưng” to hơn trong những tháng cuối thai kỳ, nó cũng trở nên ẩm ướt và sậm màu hơn. Tình trạng này có thể làm mẹ cảm thấy chỗ ấy của mình như đang nặng đến vài kg và mọi động tác di chuyển đều thật sự khó nhọc. Nhưng mẹ đừng lo lắng nhé, tất cả sẽ chấm dứt sau khi em bé chào đời mà thôi.
Khô âm đạo khi mang thai xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố, ốm nghén và tâm trạng lo lắng của người mẹ. Mặc dù không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng đa phần mẹ bầu đều cảm thấy rất bối rối và không biết phải làm sao để khắc phục tình trạng này một cách an toàn, hiệu quả.
Phần lớn mẹ bầu đều cảm thấy vùng kín của mình ẩm ướt hơn trong giai đoạn thai kỳ do tăng tiết dịch nhầy. Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít mẹ than phiền vì chứng khô âm đạo khi mang thai vô cùng khó hiểu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ một số yếu tố sau:
– Tâm trạng lo lắng khi mang thai: Xảy ra nhiều ở những mẹ bị hiếm muộn, mang thai lần đầu, mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai, sinh non, hoặc thai chết lưu. Ở họ, mặc dù rất cố gắng nhưng vẫn không thể giấu nổi sự tiêu cực trong tâm trạng, và nó sẽ vô tình trở thành một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị khô âm đạo khi mang bầu.
– Ảnh hưởng của tình trạng ốm nghén: Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, HGG đã được nhau thai tiết ra để duy trì và nuôi dưỡng thai nhi. Hormone này kết hợp với sự thay đổi nội tiết tố sẵn có sẽ gây ra ốm nghén – tình trạng phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Biểu hiện ốm nghén ở các bà mẹ không giống nhau, nhưng đa phần đều khiến họ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ xúc động, hay cáu gắt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô rát âm đạo khi mang thai.
– Đối với thai nhi: Trong suốt thai kỳ, thai nhi được bảo vệ bởi một nút nhầy cổ tử cung. Nút nhầy này thực chất là tập hợp các niêm mạc tử cung có vai trò ngăn chặn các vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào màng ối và thai nhi nằm trong bọc ối. Do đó, khô âm đạo ở phụ nữ mang thai phần lớn đều không thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng mẹ.
– Đối với mẹ bầu: Khô âm đạo khi mang thai không cũng không nguy hiểm đến tính mạng người mẹ, nhưng nó có thể gây ra một số phiền phức nhất định:
Đừng quá lo lắng nếu mẹ bị khô rát âm đạo khi mang thai vì ở ngoài kia, rất nhiều bà mẹ khác cũng đang như vậy. Và nếu nó chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, mẹ thậm chí chẳng cần tìm cách khắc phục.
Thế nhưng khô âm đạo khi mang thai phải làm sao nếu tình trạng này nặng hơn?
– Uống nhiều nước: Tiến sĩ Nandanwar ở Trường Y Lokmanya Tilak và Bệnh viện Sion, Mumbai cho rằng phụ nữ mang thai cần uống khoảng 3 – 4 lít nước/ngày, nhiều hơn phụ nữ bình thường vì họ cần nước để cung cấp cho cơ thể, nước ối và cả sự ẩm ướt của vùng kín.
– Vệ sinh sạch sẽ: Rửa vùng kín bằng nước ấm 2 – 3 lần/ngày, sau đó lau khô bằng khăn xô là cách vệ sinh hợp lý với những mẹ bị khô âm đạo trong thời kỳ mang thai. Việc làm này sẽ giúp mẹ loại bỏ một phần vi khuẩn và cảm thấy dễ chịu hơn.
– Sử dụng gel bôi trơn: Gel bôi trơn có thể giúp người mẹ và cả ông bố cảm thấy dễ chịu hơn khi giao ban. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chọn mua loại có thể dùng cho phụ nữ có thai bán ở hiệu thuốc nhé!
– Cẩn thận khi quan hệ: Nếu không có vấn đề gì về sức khỏe, phụ nữ mang thai có thể tận hưởng thú vui chăn gối đến gần sát ngày lâm bồn, với điều kiện là mọi động tác phải thật nhẹ nhàng. Mẹ bầu cũng không nên thử thách bản thân mình bằng những tư thế khó mà tốt nhất nên bố trí sao cho mình cảm thấy thoải mái.
– Đến gặp bác sĩ: Mặc dù đa số tình trạng khô âm đạo khi mang thai đều không gây nguy hiểm, nhưng nếu mẹ cảm thấy quá khó chịu hoặc không an tâm về sức khỏe của hai mẹ con, đừng ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé!
Như vậy, nếu mẹ đang thắc mắc khi có thai âm đạo như thế nào, khô hay ướt thì đây chính là câu trả lời cụ thể nhất.
SLady chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
Hàng loạt các trang báo uy tín đều khẳng định chất lượng của viên uống SLady trong hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.